Tổng hợp những mục đích của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu
Đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ mang đến rất nhiều những lợi ích hợp pháp cho sản phẩm, dịch vụ của đơn vị tổ chức, cá nhân. Có lẽ nhận thức được điều này nên hầu như đơn vị doanh nghiệp nào cũng rất quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ cho thương hiệu của mình.
1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu để khuyến khích sự đầu tư
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu giúp thương hiệu đó trở nên uy tín và đảm bảo hơn rất nhiều. Chính vì vậy nó sẽ giúp những chủ thể đầu tư tin tưởng đầu tư vào những hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức. Đặc biệt đó là khuyến khích những nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao những công nghệ tiên tiến mới vào doanh nghiệp Việt Nam.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu làm tăng sự uy tín và khuyến khích đầu tư
2. Đăng ký bảo hộ thương hiệu bảo đảm cho quyền và lợi ích của chủ sở hữu được bảo hộ
Thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ giúp người chủ sở hữu được pháp luật bảo vệ về mặt quyền và lợi ích hợp pháp. Những ai có hành vi xâm phạm, làm nhái hay làm giả thương hiệu sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của luật pháp. Điều này cũng sẽ ngăn chặn những hành vi “ăn cắp” thương hiệu, được pháp luật bảo hộ.
Nếu coi thương hiệu là một tài sản của doanh nghiệp hay chủ thể sở hữu thì việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là vô cùng cần thiết.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu đảm bảo lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu
3. Đăng ký bảo hộ thương hiệu giúp đảm bảo lợi ích của quốc gia
Tại sao Đăng ký bảo hộ thương hiệu lại giúp quốc gia đảm bảo được vấn đề lợi ích? Trên thực tế có rất nhiều những hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam được thực hiện xuất khẩu, kinh doanh tại thị trường nước ngoài. Tuy nhiên rất nhiều trong số đó người chủ sở hữu doanh nghiệp chưa tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu. Điều này sẽ gây ra việc những nhà sản xuất nước sở tại có thể lợi dụng. Họ sẽ có thể bắt chước việc sản xuất và chế tạo những sản phẩm đó.
Nhờ vậy, những hàng hóa gần giống, tương tự sẽ được sản xuất ra. Từ đó khiến cho doanh nghiệp, chủ sở hữu thương hiệu mất đi thị trường kinh doanh, xuất khẩu. Điều này vừa gây ảnh hưởng đến đơn vị chủ sở hữu thương hiệu nhưng cũng ảnh hưởng đến lợi ích về mặt kinh tế của quốc gia.
bảo hộ thương hiệu mang đến lợi ích cho quốc gia về mặt kinh tế thị trường
4. Giúp quá trình sản xuất được đổi mới và ngày càng sáng tạo
Quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ giúp sự sáng tạo của đơn vị doanh nghiệp, tổ chức ngày càng sáng tạo. Những kỹ thuật tiến hành sản xuất sản phẩm hay dịch vụ sẽ được đổi mới, tân tiến và hiện đại hơn.
Ngoài ra, chính vì thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ nên không thể có hành vi xấu như làm nhái thương hiệu, sản xuất những sản phẩm tương tự. Chính vì vậy sẽ khuyến khích được những cạnh tranh lành mạnh giữa các thương hiệu, nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
5. Thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu để bảo vệ lợi ích của những người tiêu dùng
Chủ sở hữu đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ giúp ích và có lợi rất nhiều với người tiêu dùng. Người dùng sẽ biết được rất nhiều thông tin thông qua thương hiệu đã được bảo hộ bởi pháp luật. Ví dụ như công dụng, lợi ích hay nguồn gốc của sản phẩm. Từ đó sẽ đưa ra quyết định có nên mua sản phẩm đó hay không.
Ngoài ra, một sản phẩm đã được gắn tên thương hiệu thì sẽ giúp người dùng nhận biết được hàng thật, hàng giả. Từ đó có thể chọn lựa được sản phẩm đúng với thương hiệu, chất lượng an toàn. Hàng giả, hàng nhái hay kém chất lượng sẽ không được tiêu thụ.
Người tiêu dùng sẽ tránh việc mua phải hàng giả và hàng nhái
Bizlawyer đã giúp bạn hiểu vì sao nên đăng ký bảo hộ thương hiệu. Đây là quá trình rất cần thiết khi đưa bất kỳ thương hiệu nào ra thị trường. Nó vừa bảo vệ quyền và lợi ích của chủ sở hữu thương hiệu đồng thời cũng đảm bảo cho cả quyền và lợi ích của quốc gia.
Có thể bạn quan tâm :
- Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu đúng quy định như thế nào?
- Lý do vì sao cần phải thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền?
- Cách tra cứu đăng ký bảo hộ thương hiệu nhanh chóng, đơn giản
- Thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cần lưu ý điều gì?
- Quy định bạn cần biết về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
- Tìm hiểu về 3 nội dung quan trọng của Luật Sở hữu trí tuệ