Tìm hiểu về 3 nội dung quan trọng của Luật Sở hữu trí tuệ

Luật Sở hữu trí tuệ là vô cùng quan trọng với vấn đề bản quyền cũng như ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về vấn đề nhãn hiệu, thương hiệu. Bên cạnh đó luật này cũng có rất nhiều những lợi ích khác với sản phẩm độc quyền của thương hiệu.

1. Thế nào là Luật Sở hữu trí tuệ? Định nghĩa cơ bản?

Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành vào năm 2005 và được sửa đổi bổ sung thêm vào năm 2009. Đây là luật bảo vệ vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Nó là quyền của một tổ chức, cá nhân với một tài sản trí tuệ. Luật này sẽ gồm 3 nhóm quyền chính và chủ thể có thể là một cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp. 3 nhóm quyền chính đó là:

– Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả: Đây là nhóm quyền bảo vệ quyền với những tác phẩm sáng tạo. Quyền này bảo vệ những lợi ích của tác giả trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học và khoa học được thể hiện dưới mọi hình thức. Quyền liên quan đến các tác giả sẽ áp dụng với những buổi biểu diễn hay ghi hình chương trình, các tín hiệu vệ tinh mang theo những chương trình được thực hiện mã hóa.

– Luật Sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp: Quyền này dành cho những sáng chế công nghiệp, nhãn hiệu, thương hiệu, những bí mật kinh doanh hay những chỉ dẫn địa lý độc quyền. Nó cũng là quyền để tránh trường hợp có những cạnh tranh không lành mạnh.

– Luật Sở hữu trí tuệ với các loại giống cây trồng: Áp dụng cho những tác giả của giống cây trồng mới, một người tạo ra một sản phẩm trí tuệ mới độc quyền. Hoặc với những người đã phát hiện hay phát triển một giống cây trồng mới và có quyền sở hữu chúng.

Luật Sở hữu trí tuệ bảo vệ quyền và lợi ích của một tổ chức, cá nhân với tài sản trí tuệ

Lưu ý chủ sở hữu và người sản xuất hay tạo ra một sản phẩm trí tuệ là hai chủ thể khác hoàn toàn, không giống nhau. Không phải trong trường hợp nào thì hai chủ thể này cũng đồng nhất được với nhau. Có thể có những trường hợp người sáng tạo sẽ là người tạo ra một sản phẩm, tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, người đặt hàng, trả phí sản xuất hay đầu tư trang thiết bị với mục đích tạo ra tài sản trí tuệ sẽ là chủ sở hữu.

2. Với những bí mật kinh doanh có cần đăng ký bảo hộ thương hiệu không?

Theo luật về quyền sở hữu trí tuệ quy định thì những bí mật kinh doanh sẽ là những thông tin có được liên quan tới trí tuệ và tài chính của một doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân chưa được bộc lộ ra ngoài. Nó có thể sẽ được áp dụng mang lại những lợi ích trong kinh doanh.

Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng với những bí mật kinh doanh xác lập dựa trên việc sở hữu bí mật đó hợp pháp và bảo mật theo quy định. Và khác với những sản phẩm sáng chế, nhãn hiệu hay các chỉ dẫn thì quyền sở hữu trí tuệ (quyền sở hữu công nghiệp) với những bí mật liên quan đến kinh doanh sẽ được xác lập một cách hiển nhiên. Đơn vị đó không cần thiết phải đăng ký với đơn vị chức năng có thẩm quyền.

Với bí mật kinh doanh thì hiển nhiên sẽ có quyền sở hữu trí tuệ mà không cần đăng ký

3. Với những ai xâm phạm Luật Sở hữu trí tuệ sẽ bị phạt tiền lên đến 500 triệu VNĐ

Luật Sở hữu trí tuệ bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu tài sản trí tuệ. Nếu trong trường hợp mà đơn vị tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì nếu có bất cứ đơn vị nào khác xâm phạm quyền đó sẽ bị xử phạt theo đúng quy định, với những trường hợp:

+ Nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu, tác giả tài sản trí tuệ hay xã hội và lợi ích của những người tiêu dùng.

+ Thực hiện nhập khẩu, sản xuất hay buôn lậu hàng hóa liên quan đến sở hữu trí tuệ.

+ Tàng trữ, sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển tem nhãn hay những sản phẩm có nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn giả. Nếu giao cho những người khác thực hiện những hành vi giả mạo đó cũng sẽ bị xử phạt nghiêm minh theo luật quy định.

Mức phạt sẽ là 250.000 VNĐ với những hành vi vi phạm với vấn đề quản lý những hoạt động liên quan đến sở hữu công nghiệp. Những hành vi cạnh tranh thương mại không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.

Cần lưu ý là với hành vi vi phạm giống nhau thì những doanh nghiệp, tổ chức sẽ bị phạt hành chính cao hơn so với vi phạm của những cá nhân. Mức phạt theo luật tối đa sẽ lên tới 500 triệu VNĐ.

Mức phạt sẽ có thể lên tới 500 triệu VNĐ nếu như vi phạm Luật về sở hữu trí tuệ

Trên đây là 3 trong số những nội dung quan trọng của Luật Sở hữu trí tuệ mà rất nhiều người quan tâm. Nếu có bất cứ vấn đề gì cần tư vấn về luật pháp, quý khách hàng có thể liên hệ với Bizlawyer qua số điện thoại 086.888.1900 hoặc qua địa chỉ email: info@bizlawyer.vn.

 

tình huống tham khảo khác

Đăng ký dịch vụ