Dịch vụ

img6Service

Lĩnh vực khác

  1. CHỮ KÝ SỐ

Chữ ký số là một thiết bị được mã hóa tất cả các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp bao gồm: Tên doanh nghiệp, mã số thuế,… Đối với doanh nghiệp, nó có vai trò như một con dấu và được thừa nhận về mặt pháp lý. Chữ ký số được coi là phương án giải quyết tốt nhất mọi vấn đề khi giao dịch trên môi trường internet như được sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, Cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính… mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty và gần đây chữ ký số còn được sử dụng để giao dịch trong lĩnh vực kê khai bảo hiểm xã hội điện tử.

Hiện nay, doanh nghiệp có thể sử dụng chữ kí số của các đơn vị sau: VIETTEL, FPT, BKAV, CK, VINA, NEWTEL, NACENCOMM, SAFE… Các nhà cung cấp này được phép cung cấp chữ ký số cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

  1. THỦ TỤC KHẮC DẤU, THÔNG BÁO MẪU CON DẤU CHO DOANH NGHIỆP:

Con dấu là tài sản, là biểu tượng của doanh nghiêp. Nếu như thời điểm trước tháng 7 năm 2015, mẫu con dấu của doanh nghiệp được cấp và quản lý nghiêm ngặt bởi cơ quan Công an. Thì sau thời điểm này các doanh nghiệp được quyền tự quyết định mẫu con dấu của mình, thậm chí quyết định việc có hoặc không sử dụng con dấu. Sự thông thoáng của pháp luật đã phát huy quyền tự chủ của doanh nghiệp, nhưng cũng yêu cầu doanh nghiệp cần có một hệ thống nội bộ chặt chẽ trong vấn đề quản lý và sử dụng con dấu để tránh những tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động. Nhận thấy tầm quan trọng đó, cùng với sự am hiểu các quy định của pháp luật liên quan, Bizlawyer cung cấp tới khách hàng các dịch vụ liên quan đến khắc dấu, thông báo mẫu dấu như sau:

1.Thủ tục thông báo mẫu con dấu với doanh nghiệp thành lập mới

2.Thủ tục thông báo thay đổi số lượng con dấu

3.Thủ tục thông báo thay đổi mẫu con dấu

4.Thủ tục hủy mẫu con dấu do công an cấp để sử dụng mẫu dấu do doanh nghiệp tự thiết kế

5.Thủ tục hủy mẫu con dấu khi không sử dụng, khi giải thể doanh nghiệp

3. GIỚI THIỆU/TÌM KIẾM ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ: Bizlawyer đóng vai trò là kênh trung gian nhằm tìm kiếm, xúc tiến hợp tác đầu tư giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

4. THỦ TỤC VỀ THUẾ SAU THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP: Ngay sau khi được cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thuế ban đầu bao gồm:

1.Đăng ký mã số thuế (đối với Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể),

2.Kê khai thuế môn bài, nộp lệ phí môn bài,

3.Đăng ký phương pháp tính thuế, hóa đơn giá trị gia tăng

4.Đăng ký tài khoản ngân hàng,

5.Báo cáo thuế hàng quý tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp,

Các doanh nghiệp khi mới thành lập thường chưa ổn định về nhân sự, cơ cấu tổ chức, chưa có sự hiểu biết đầy đủ về các nghĩa vụ của doanh nghiệp. Do vậy, việc thực hiện các thủ tục thuế ban đầu còn nhiều lúng túng, thiếu sót. Thực tế cho thấy, có nhiều doanh nghiệp đã bị xử lý vi phạm hành chính vì chậm/không thực hiện các thủ tục thuế ban đầu nêu trên. Bizlawyer bênh cạnh việc cung cấp dịch vụ về thành lập doanh nghiệp, chỉ dẫn pháp lý cho doanh nghiệp về các thủ tục thuế sau khi thành lập cần thực hiện, thì cũng sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp dịch vụ nêu trên khi doanh nghiệp có nhu cầu