Quy định bạn cần biết về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là việc vô cùng cần thiết. Đây là quá trình mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy luật pháp quy định như thế nào về vấn đề này?

Những quy định về đăng ký nhãn hiệu theo luật pháp

1. Một nhãn hiệu được bảo hộ phải đảm bảo điều kiện gì?

Căn cứ theo điều 72 của Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu phải đảm bảo một số điều kiện dưới đây mới được bảo hộ, Đăng ký nhãn hiệu

– Nhãn hiệu phải được nhìn thấy dạng từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hay hình ba chiều. Cũng có thể kết hợp các yếu tố trên với nhau và sử dụng một hay nhiều màu sắc tùy vào doanh nghiệp, tổ chức.

– Nhãn hiệu phải có sự độc đáo, khác biệt để phân biệt với những nhãn hiệu dịch vụ và hàng hóa khác.

– Đặc biệt nhãn hiệu không được phép chứa những dấu hiệu không được bảo hộ theo quy định của luật pháp.

Nhãn hiệu cần phải độc đáo, khác biệt, không trùng lặp

2. Đối tượng chủ thể nào được phép đăng ký nhãn hiệu?

Theo Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định thì những chủ thể được quyền Đăng ký nhãn hiệu đó là:

– Đơn vị tổ chức hay cá nhân thực hiện tự sản xuất hàng hóa hay cung cấp các loại dịch vụ.

– Những đơn vị tổ chức hay cá nhân thực hiện những hoạt động thương mại hợp pháp và đúng quy định.

– Doanh nghiệp, tổ chức được thành lập hợp pháp theo luật Việt Nam

– Đơn vị tổ chức có nhiệm vụ, chức năng thẩm định chất lượng, nguồn gốc cũng như những tiêu chí về hàng hóa và dịch vụ

– Với trường hợp đồng sở hữu một nhãn hiệu thì hai hoặc nhiều hơn cá nhân, tổ chức được quyền đăng ký cùng một nhãn hiệu. Tuy nhiên phải tuân theo những yêu cầu của luật định.

3. Đăng ký nhãn hiệu cần có những giấy tờ, hồ sơ như thế nào?

– Bản khai đăng ký theo mẫu

– Mẫu vật hoặc tài liệu để chứng nhận, thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp thực hiện đăng ký bảo hộ.

– Nếu người đại diện thực hiện Đăng ký nhãn hiệu thì phải có giấy ủy quyền.

– Trong trường hợp người nộp đơn thụ hưởng quyền từ người khác thì phải nộp tài liệu chứng minh về quyền đăng ký.

– Với những yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên thì cần phải có tài liệu để chứng minh về quyền đó.

– Hóa đơn cũng như chứng từ nộp các loại lệ phí theo quy định.

Với trường hợp nhờ đơn vị dịch vụ thì cần có giấy ủy quyền để thực hiện đăng ký thương hiệu

4. Yêu cầu cần có với hồ sơ, đơn đăng ký nhãn hiệu

Quá trình thực hiện Đăng ký nhãn hiệu thì chủ thể thực hiện phải tuân theo những yêu cầu sau của luật pháp:

Đơn đăng ký cần bảo hộ những tài liệu hay sản phẩm, mẫu vật có chức năng xác định nhãn hiệu: Danh mục hàng hóa cùng mẫu nhãn hiệu hoặc những dịch vụ cần mang nhãn hiệu. Ngoài ra còn phải đảm bảo đầy đủ nội dung về quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận.

Ngoài ra cần nêu rõ về mặt ý nghĩa của nhãn hiệu. Đặc biệt nhãn hiệu phải được mô tả một cách chi tiết. Điều này mục đích để làm rõ những yếu tố cấu thành nhãn hiệu. Với những nhan hiệu có chứa ngôn ngữ nước ngoài thì cần phải được dịch ra tiếng Việt Nam. Còn nhãn hiệu có chứa các ngôn ngữ mang tính tượng hình thì cần phải phiên âm ra tiếng Việt thông dụng.

Đơn đăng ký nêu chi tiết hàng hóa, nhãn hiệu được phân loại vào nhóm phù hợp để Đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ, đơn Đăng ký nhãn hiệu cần phải đảm bảo những yêu cầu nhất định theo luật pháp

Bạn muốn thực hiện Đăng ký nhãn hiệu? Hãy tham khảo bài viết này của Bizlawyer để biết thêm về những quy định của luật pháp về vấn đề này. Nếu vẫn còn những băn khoăn cần được giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại (hotline): 086.888.1900 hoặc địa chỉ email: info@bizlawyer.vn.

 

tình huống tham khảo khác

Đăng ký dịch vụ