Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho Doanh nghiệp

Đăng ký nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ được coi là một trong những tài sản vô hình lớn nhất của doanh nghiệp bởi đăng ký thương hiệu là thứ gắn liền với uy tín, chất lượng, niềm tin mà khách hàng dành cho hàng hóa, dịch vụ; là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau. Do đó, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vậy quy trình xem xét cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký nhãn hiệu

Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm mục đích là để kiểm tra xem nhãn hiệu mà khách hàng dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không. Dựa vào kết quả tra cứu, sẽ đánh giá được các yếu tố gồm:

  1. Đánh giá được khả năng bảo hộ nhãn hiệu;
  2. Nếu nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã đăng ký thì phải chỉnh sửa như thế nào để tạo ra sự khác biệt, tăng khả năng bảo hộ;

Có thể coi đây là bước quan trọng nhất trong cả quá trình bởi chỉ cần bỏ sót khi tra cứu hoặc không có chuyên môn để thẩm định chính xác thì khả năng nhãn hiệu bị từ chối đăng ký là rất cao, mặt khác khi bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì khách hàng sẽ không được hoàn lại khoản lệ phí mà mình đã nộp cho cơ quan nhà nước . Đó là lý do các bạn sẽ cần đến luật sư chuyên về Sở hữu trí tuệ thực hiện tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ cho nhãn hiệu cho bạn. Trong trường hợp nhãn hiệu chưa đạt yêu cầu bảo hộ thương hiệu thì luật sư sẽ tư vấn cho bạn hướng xử lý để nhãn hiệu có sự khác biệt để tăng khả năng bảo hộ.

Việc tra cứu có thể thực hiện trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục SHTT tại địa chỉ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Tuy nhiên, hình thức này hoàn toàn miễn phí nên kết quả chỉ mang tính chất tham khảo, do đó, để đảm bảo kết quả chuẩn, khách hàng nên cân nhắc sử dụng dịch vụ tra cứu chuyên sâu của Bizlawyer tại Cục SHTT thông qua chuyên viên, kết quả tra cứu sẽ đảm bảo chính xác trên 90%.

Bước 2: Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

(1) Thời hạn thực hiện: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn (Khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009)

(2) Quy trình thực hiện:

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…hay không? Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ban hành Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn. Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ (khoản 3 Điều 110 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.

Giai đoạn 2: Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu

(1) Thời hạn thực hiện: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn (Khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009).

(2) Quy trình thực hiện:

Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký bản quyền thương hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký thương hiệu.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa ra các căn cứ để chứng minh nhãn hiệu của doanh nghiệp đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu.

Sau khi có quyết định cấp văn bằng, doanh nghiệp nộp lệ phí cấp văn bằng và nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Thời hạn cấp văn bằng là 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, văn bằng đăng ký thương hiệu độc quyền có hiệu lực kể từ ngày cấp, thời hạn có hiệu lực là 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp và không hạn chế số lần gia hạn, mỗi lần 10 năm. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu và thủ tục gia hạn

Nhãn hiệu là tài sản của doanh nghiệp, khác với các tài sản khác (tài sản có thể nhìn thấy được – hữu hình như máy móc, thiết bị, sản phẩm tồn kho, bất động sản…) thì nhãn hiệu chỉ là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, tuy nhiên giá trị của loại tài sản này lại có thể vô cùng lớn, thậm chí lớn hơn rất nhều lần so với tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc bảo hộ thương hiệu luôn là một vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc bảo hộ thương hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

I. Cơ sở pháp lý:

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005 ngày 29/11/2005;
  • Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006;
  • Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007;
  • Thông tư 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010;
  • Thông tư 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016;
  • Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016,

II. Thời gian bảo hộ của Nhãn hiệu

Tùy vào loại nhãn hiệu mà thời hạn bảo hộ cũng được xác định khác nhau, cụ thể:

– Nhãn hiệu thông thường: Được bảo hộ thông qua đăng ký và được cơ quan nhà nước cấp văn bằng bảo hộ (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu – GCNĐKNH). Theo Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, GCNĐKNH có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

– Nhãn hiệu nổi tiếng: Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký như nhãn hiệu thông thường. Tuy nhiên, việc bảo bộ như trên không đồng nghĩa với việc nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được bảo hộ vô thời hạn. Việc nhãn hiệu nổi tiếng có được bảo hộ hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng chủ sở hữu chứng minh được “nhãn hiệu đó có còn đáp ứng các điều kiện để được coi là nổi tiếng hay không”, như: phạm vi, quy mô, mức độ, tính liên tục của việc sử dụng nhãn hiệu; số lượng quốc gia nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc được thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng; danh mục các loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu…. ) (Khoản 42 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN; Khoản 35 Điều 1 Thông tư16/2016/TT-BKHCN).

III. Thủ tục gia hạn thời gian bảo hộ đối với nhãn hiệu:

1. Thời hạn thực hiện thủ tục gia hạn (Theo điểm 20.4 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN):
  • Trước 06 tháng tính đến ngày GCNĐKNH hết hiệu lực;
  • Có thể nộp muộn hơn nhưng không được vượt quá 06 tháng kể từ ngày GCNĐKNH hết hiệu lực nhưng phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn.
2. Thành phần hồ sơ (Theo điểm 20.4 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN; Khoản 5 Điều 2 Thông tư 13/2010/TT-BKHCN)
  • Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực GCNĐKNH, làm theo mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư 13/2010/TT-BKHCN;
  • Bản gốc GCNĐKNH (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào GCNĐKNH);
  • Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
3. Các loại phí, lệ phí liên quan: (Theo điểm 3.1 mục A; 1.6, 4.1,4.2, 5.1 mục B Thông tư số 263/2016/TT-BTC)
  • Lệ phí gia hạn hiệu lực GCNĐKNH: 100.000đ/nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định yêu cầu gia hạn hiệu lực GCNĐKNH: 160.000đ/01 GCNĐKNH;
  • Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000đ/01 đơn gia hạn hiệu lực GCNĐKNH;
  • Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000đ/01 GCNĐKNH;
  • Phí sử dụng GCNĐKNH: 700.000đ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ trong 10 năm.
4. Cơ quan giải quyết: Cục Sở hữu trí tuệ.

Thủ tục cấp lại văn bản bảo hộ thương hiệu

Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối nhãn hiệu. Đây là chứng chỉ duy nhất thể hiện quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Do vậy nhiều khách hàng lo ngại khi bị mất, hỏng văn bằng bảo hộ thì giải quyết ra sao?
Căn cứ điểm b Khoản 17 Điều 1 Thông tư 16/TT-BKHCN, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có thể xin yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp lại Văn bằng bảo hộ trong các trường hợp:

  • Văn bằng bảo hộ bị mất; hoặc
  • Bị hỏng, rách, bẩn, phai mờ đến mức không sử dụng được, bị tháo rời không giữ được dấu niêm phong.

Như vậy, khi bị mất Văn bằng bảo hộ, Quý Khách hàng có thể xin cấp lại Văn bằng. Bizlawyer sẽ giúp bạn nắm được các quy trình, thủ tục liên quan đến vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Thành phần hồ sơ:

  • Tờ khai yêu cầu cấp lại Văn bằng đăng ký nhãn hiệu;
  • 02 mẫu nhãn hiệu trùng với mẫu nhãn hiệu trong Văn bằng bảo hộ gốc;
  • Giấy ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3. Cơ quan tiếp nhận: Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ.

4. Thời hạn giải quyết: 01 tháng kể từ ngày nhận đơn.

5. Trình tự giải quyết: Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ xem xét yêu cầu cấp lại Văn bẳng bảo hộ:

  • Hồ sơ đáp ứng đầy đủ yêu cầu về số tài liệu, mẫu đúng quy định cũng như nội dung kê khai, Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp lại Văn bằng bảo hộ.
  • Hồ sơ yêu cầu cấp lại Căn bằng bảo hộ không đáp ứng quy định, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối cấp lại Văn bằng bảo hộ.
Kết luận

Hy vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích với bạn, nếu bạn còn vướng mắc nào cần được giải đáp về luật sở hữu trí tuệ hoặc các vấn đề về đăng ký thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu,  quý khách hàng có thể liên hệ với Bizlawyer qua địa chỉ email: Info@bizlawyer.vn hoặc Hotline Gọi ngay: 086.888.1900 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Danh sách câu hỏi thường gặp trong các vấn đề Sở hữu trí tuệ hoặc Đăng ký bản quyền thương hiệu

[ultimate-faqs include_category=’dang-ky-nhan-hieu’ ]

Từ khóa tìm kiếm bài viết:

  • đăng ký bản quyền thương hiệu
  • đăng ký thương hiệu độc quyền
  • bảo hộ thương hiệu
  • thủ tục đăng ký nhãn hiệu
  • đăng ký bảo hộ thương hiệu
  • đăng ký thương hiệu
  • đăng ký nhãn hiệu
  • luật sở hữu trí tuệ
  • sở hữu trí tuệ

tình huống tham khảo khác

Đăng ký dịch vụ