Quy trình đăng ký tạm trú cho người nước ngoài đúng pháp luật và nhanh chóng

Việc người nước ngoài lưu trú và làm việc ở Việt Nam là việc vô cùng phổ biến. Chính vì vậy vấn đề đăng ký tạm trú cho người nước ngoài rất được quan tâm. Cần nắm rõ quy trình thực hiện để thủ tục diễn ra nhanh chóng.

1.Thế nào là đăng ký tạm trụ cho người nước ngoài?

Bạn có biết thế nào là đăng ký tạm trú? Đây là quá trình mà khi bạn đăng ký địa chỉ nơi tạm trú của mình với những đơn vị, cơ quan có thẩm quyền . Sau đó được tiến hành làm thủ tục đăng ký và được cấp sổ tạm trú theo đúng quy định pháp luật.

Quá trình đăng ký tạm trú cho người nước ngoài là việc người đó thực hiện xác thực quá trình nhập cảnh. Việc này giúp đảm bảo quyền lợi cho họ và có thể lưu trú tại Việt Nam hợp pháp khi thẻ tạm trú vẫn còn hiệu lực.

Hiệu lực của thẻ tạm trú thường sẽ là từ 1 cho tới 3 năm. Tối đa sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian 5 năm. Với người nước ngoài khi mỗi lần ra vào Việt Nam sẽ được đóng dấu lưu trú vào hộ chiếu. Đây là quy định tại Việt Nam.

Quá trình đăng ký tạm trú cho người nước ngoài cần thực hiện theo quy định pháp luật

2. Quy trình luật pháp về đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Hiện nay trên thực tế sẽ có hai hình thức đăng ký tạm trú cho người nước ngoài. Đó là đăng ký tạm trú online qua mạng (thực hiện qua trang thông tin điện tử). Thứ hai là sử dụng đăng ký bằng giấy tờ tại địa phương xã, phường và thị trấn.

  • Các bước đăng ký tạm trú cho người nước ngoài bằng trang thông tin điện tử nhanh chóng, tiện dụng

Với những trường hợp khách nước ngoài lưu trú tại khách sạn thì khách sạn phải thực hiện đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam. Với những hình thức lưu trú khác thì nên thực hiện phương thức đăng ký tạm trú qua mạng vì thuận tiện và không mất quá nhiều thời gian.

– Bước 1: Thực hiện truy cập trang thông tin điện tử của đơn vị quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương nơi lưu trú để thực hiện khai báo những thông tin tạm trú cần thiết.

Người khai báo sẽ thực hiện điền những thông tin cần thiết đó là tên, địa chỉ, loại hình, số điện thoại cũng như email của địa chỉ lưu trú. Tài khoản khai báo sẽ cần những thông tin là họ tên, ngày sinh, số điện thoại và chứng minh thư (hoặc hộ chiếu, căn cước công dân hợp lệ)

-Bước 2: Thực hiện quá trình đăng nhập lên hệ thống khai báo lưu trú trực tuyến theo quy định. Người thực hiện khai báo tạm trú sẽ đăng nhập bằng tài khoản và hệ thống mật khẩu được cấp trước đó. Lưu ý nhập chính xác.

– Bước 3: Người thực hiện khai báo sẽ nhập và thực hiện kiểm tra lại những thông tin khai báo cho chính xác

– Bước 4: Thực hiện lưu thông tin. Sau đó tiến hành kiểm tra thông tin hệ thống. Nếu quá trình đó đã được xác nhận thì hệ thống sẽ báo và như vậy là đã hoàn thành quá trình đăng ký tạm trú cho người nước ngoài.

Quá trình tạm trú sau khi đã hoàn thành thì người nước ngoài lưu trú sẽ được cập nhật những thông tin tạm trú trên Trang thông tin điện tử đầy đủ. Nó sẽ được lưu trên hệ thống theo quy định của luật pháp.

Việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài bằng cổng thông tin điện tử sẽ giúp tiết kiệm thời gian

  • Thực hiện đăng ký tạm trú cho người nước ngoài bằng phiếu tạm trú tại cơ quan công an

Cách thức này được áp dụng với trường hợp người lưu trú nước ngoài không phải ở khách sạn. Như vậy có thể hoàn toàn thực hiện bằng cách khai báo phiếu tạm trú tại cơ quan công an địa phương nơi lưu trú. Thời gian nộp Phiếu tạm trú sẽ là 12 giờ. Còn vùng sâu thì sẽ là trong vòng 24 giờ tính từ khi người khai báo tới để đăng ký quá trình tạm trú

– Bước 1: Người thực hiện quá trình khai báo tạm trú sẽ thực hiện tiếp nhận thông tin đăng ký tạm trú của người nước ngoài

– Bước 2: Hồ sơ khai báo quá trình tạm trú của người nước ngoài được chuẩn bị.

Người đến thực hiện khai báo tạm trú sẽ cần chuẩn bị phiếu khai báo theo mẫu quy định. Sau đó điền đầy đủ thông tin vào mẫu khia này. Rồi tiến hành nộp cho đơn vụ công an nơi cơ ở lưu trú.

– Bước 3: Hồ sơ đăng ký tạm trú cho người nước ngoài được tiếp nhận

Hồ sơ sau khi thực hiện nộp sẽ được đơn vị công an có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra nội dung, tính chính xác và pháp lý của hồ sơ.

Nếu nội dung khai báo đăng ký tạm trú đầy đủ và chính xác thì sẽ thực hiện xác nhận. Còn nếu chưa đủ thông tin thì đơn vị công an sẽ yêu cầu cần phải sửa đổi và bổ sung. Sau đó mới xét duyệt.

– Bước 4: Tiến hành trả kết quả đăng ký tạm trú của người nước ngoài lưu trú tại Việt Nam.

Có thể đăng ký bằng phiếu tạm trú theo mẫu tại cơ quan công an nơi tạm trú

Với những phiếu đăng ký tạm trú cho người nước ngoài đầy đủ thông tin, chính xác thì sẽ được nhận lại ngay tờ phiếu tạm trú có xác nhận của đơn vị công an nơi cư trú. Như vậy là quá trình đăng ký tạm trú cho người nước ngoài đã hoàn thành.

Trên đây là những hình thức đăng ký tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của luật pháp Việt Nam. Đây là quá trình cần thiết và đảm bảo quyền lợi cho người nước ngoài lưu trú tại Việt Nam. Ngoài ra cũng giúp đơn vị chức năng quản lý được dễ dàng hơn. Chính vì vậy nên thực hiện đúng theo quy định của luật pháp cũng như tính chính xác trong việc khai báo thông tin tạm trú.

 

tình huống tham khảo khác

Đăng ký dịch vụ