Thủ tục xin giấy phép lao động, cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Có phải xuất cảnh khỏi Việt Nam, xin cấp lại Giấy phép lao động, thẻ tạm trú trong trường hợp người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp khác? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc được nhiều người quan tâm này.

Bizlawyer sẽ giải đáp các thắc mắc về: Thủ tục làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài, làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài, đăng ký tạm trú cho người nước ngoài và các vấn đề liên quan tới thẻ tạm trú (the tam tru) trong bài viết này

Câu hỏi liên quan tới thủ tục làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài:

Ông A có quốc tịch Nhật Bản, đang làm việc tại Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động Quốc tế theo Hợp đồng lao động có thời hạn 02 năm (từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2020) với vị trí là Giám đốc điều hành. Tuy nhiên, hiện hai bên thỏa thuận sẽ chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn (01/02/2020). Ông A đang được Công ty TNHH B mời về làm Giám đốc điều hành từ 01/02/2020. Vì vậy, ông A muốn được tư vấn trong trường hợp này ông A có phải xuất cảnh khỏi Việt Nam và có cần xin cấp lại Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú mới hay không?

Trả lời cho câu hỏi về đăng ký tạm trú cho người nước ngoài:

Theo những thông tin trên, thì Quý khách hàng đang muốn hỏi về các vấn đề liên quan đến việc xuất cảnh khỏi Việt Nam, cấp lại Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động trước thời hạn tại một doanh nghiệp và tiếp tục làm việc tại một doanh nghiệp khác, Bizlawyer xin có một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, liên quan đến vấn đề xuất cảnh khỏi Việt Nam

Điểm b khoản 2 Điều 44 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (“Luật Xuất nhập cảnh, cư trú”) quy định người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam có nghĩa vụ: “Hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh”.

Đồng thời điểm e khoản 2 Điều 45 Luật Xuất nhập cảnh, cư trú thì tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam có trách nhiệm: “Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh”.

Và Điều 6 Luật Xuất nhập cảnh, cư trú quy định về các trường hợp thu hồi, hủy bỏ giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp như sau: “Người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại….điểm b khoản 2 Điều 44 của Luật này thì bị thu hồi, hủy bỏ giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam”.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, trong trường hợp này ông A được Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động Quốc tế bảo lãnh vào Việt Nam làm việc theo Hợp đồng lao động và đã được cấp thẻ tạm trú nhưng nay chấm dứt Hợp đồng lao động trước thời hạn – tức có sự thay đổi về mục đích nhập cảnh. Do đó, sau khi hoàn tất việc chấm dứt Hợp đồng lao động thì Công ty có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc không còn nhu cầu bảo lãnh người nước ngoài trong thời gian họ tạm trú tại Việt Nam.

Đồng thời, Công ty có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng thu hồi và hủy bỏ thẻ tạm trú của ông A và thực hiện các thủ tục có liên quan để ông A có đủ thời gian chuẩn bị cho việc xuất cảnh khỏi Việt Nam. 

Tiếp theo đó, để có thể nhập cảnh vào Việt Nam và làm việc tại Công ty TNHH B theo hình thức Hợp đồng lao động thì trước hết Công ty TNHH B cần tiến hành thủ tục bảo lãnh, đăng ký tạm trú cho người nước ngoài ông A nhập cảnh vào Việt Nam tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Thứ hai, liên quan đến vấn đề cấp lại Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú

Điều 174 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định việc “chấm dứt hợp đồng lao động” là một trong các trường hợp dẫn tới giấy phép lao động hết hiệu lực.

Khoản 1 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định một trong các điều kiện của công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam là “có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp….”

Đồng thời, khoản 13 Điều 13 Luật Xuất nhập cảnh, cư trú quy định: “Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực”.

Như vậy, theo các quy định trích dẫn ở trên, khi ông A chấm dứt Hợp đồng lao động với Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động Quốc tế thì Giấy phép lao động của ông A tại Công ty này đương nhiên hết hiệu lực. 

Do đó, sau khi bảo lãnh ông A nhập cảnh vào Việt Nam, Công ty TNHH B cần thực hiện các thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài với đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép lao động mới cho ông A để ông A có thể làm việc tại Công ty. 

Trên cơ sở nội dung Giấy phép lao động mới được cấp, ông A được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp thẻ tạm trú mới để cư trú có thời hạn tại Việt Nam.

Thứ ba, hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  • Để có thể làm việc tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật thì công ty thuê người nước ngoài làm việc phải đảm bảo các hồ sơ sau:

– Bộ hồ sơ pháp nhân của một doanh nghiệp, tổ chức hay cơ quan bảo lãnh đề nghị việc xin cấp thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà sẽ nộp những loại giấy tờ dưới đây:

+ Giấy chứng nhận việc đầu tư, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra còn có giấy phép thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh của doanh nghiệp

+ Bản đăng ký mẫu dấu doanh nghiệp

+ Bản đăng ký mã số thuế trong trường hợp có.

– Đơn đề nghị bằng văn bản cấp thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam.

– Bản khai thông tin về người lao động nước ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú

– Ảnh chụp cỡ 2x3cm với nền trắng ( 2 cái)

– Hộ chiếu bản gốc của người lao động nước ngoài cùng 1 bản photo hộ chiếu . Và visa vẫn còn hiệu lực nhập cảnh Việt Nam trong khoảng thời gian gần nhất.

– Chứng từ, giấy phép lao động của người nước ngoài tại Việt Nam hoặc giấy miễn chứng nhận, giấy phép lao động.

– Giấy khai báo tạm trú theo quy định. Ví dụ như đơn xác nhận tạm trú hay phiếu báo tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam có xác nhận của địa phương.

  • Hồ sơ xin thẻ tạm trú được nộp ở đâu? Cơ quan pháp luật nào?

Những thủ tục này sẽ được Phòng Quản lý xuất nhập cảnh: Đơn vị công an tỉnh và thành phố trực thuộc TW hay Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an quản lý, thực hiện. Chính vì vậy thì hồ sơ phải nộp cho những đơn vị này.

Thời gian thông thường để xử lý và quyết định duyệt hồ sơ đó là trong khoảng từ 5 cho tới 7 ngày làm việc. Doanh nghiệp và người lao động có thể cân nhắc thực hiện sớm để hồ sơ được duyệt nhanh chóng, tránh ảnh hưởng nhiều tới tiến trình sinh sống và làm việc.

Như vậy, ông A muốn làm việc tại công ty TNHH B thì công ty TNHH B phải bảo lãnh, làm thủ tục đăng ký thẻ tạm trú cho ông A với hồ sơ đầy đủ những giấy từ cần thiết trên. Có như vậy thì ông A mới có thể tiếp tục ở lại Việt Nam và làm việc với vai trò Giám đốc điều hạn tại Công ty TNHH B hợp pháp và đúng theo pháp luật Việt Nam. Công ty TNHH B sẽ bảo lãnh cho ông A có thể ở lại Việt Nam làm việc, là người lao động hợp pháp.

Thứ tư, trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Theo pháp luật thì người nước ngoài, người lao động khi vào Việt Nam làm việc phải chứng minh được mục đích của quá trình nhập cảnh. Nó sẽ được chứng minh thông qua visa và những giấy tờ pháp nhân của người nước ngoài ở Việt Nam. Đây là những giấy tờ không thể thiếu để có thể ở lại Việt Nam, lao động và làm việc một cách hợp pháp. Căn cứ vào những giấy tờ đó để xét xem người đó có thuộc trường hợp cấp thẻ xin tạm trú, làm việc tại Việt Nam hợp pháp hay không. Những trường hợp được cấp thẻ tạm trú đó là:

– Với người nước ngoài là cổ đông, thành viên có góp vốn đầu tư vào một công ty TNHH hai thành viên trở lên.

– Người là chủ doanh nghiệp TNHH một thành viên (không hợp pháp với người đại diện theo  ủy quyền).

– Người lao động nước ngoài là thành viên của Hội động quản trị công ty cổ phần.

– Luật sư nước ngoài được cấp giấy phép hành nghề bởi Bô Tư Pháp Việt Nam theo đúng quy định

– Cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài có Giấy phép lao động tại Việt Nam với loại hình doanh nghiệp, công ty hay các văn phòng đại diện

– Người nước ngoài là chuyên gia, sinh viên đang làm và học theo chương trình học bổng hay dự án nào đó. Những dự án này phải được Chính phủ Việt Nam ký kết và phê duyệt chấp thuận.

– Cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là người thân đi cùng.

Với trường hợp của ông A, công ty TNHH B khi nhận ông A vào làm sẽ xin cấp thẻ tạm trú, đề nghị cấp giấy phép lao động cho ông A theo đúng quy định pháp luật Việt Nam. Khi đã có giấy phép lao động, ông A sẽ thuộc trường hợp được cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam. Ông A có thể làm việc tại công ty TNHH B hợp pháp.

Kết luận

Nếu có vướng mắc hoặc có các yêu cầu được tư vấn chi tiết về các hình thức đăng ký tạm trú cho người nước ngoài hoặc làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài, quý khách hàng có thể liên hệ với Bizlawyer qua địa chỉ email: Info@bizlawyer.vn hoặc Hotline Gọi ngay: 086.888.1900 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp về thủ tục làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài

[ultimate-faqs include_category=’the-tam-tru’ ]

Từ khóa tìm kiếm

  • thủ tục làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài
  • làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài
  • đăng ký tạm trú cho người nước ngoài
  • thẻ tạm trú
  • the tam tru

tình huống tham khảo khác

Đăng ký dịch vụ