Xử lý khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu)
Khi phát hiện nhãn hiệu của mình đã đăng ký bảo hộ thương hiệu (nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ) hoặc khi đã được cấp văn bằng bảo hộ rồi mà bị người khác sử dụng đăng ký thương hiệu thì mình cần phải làm gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân/tổ chức này với cá nhân/tổ chức khác. Đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu giúp cá nhân/tổ chức xác lập quyền đối với việc Đăng ký nhãn hiệu. Vậy khi phát hiện nhãn hiệu của mình đã đăng ký bảo hộ thương hiệu (nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ) hoặc khi đã được cấp văn bằng bảo hộ rồi mà bị cá nhân/tổ chức khác sử dụng thì cần phải làm gì?
Khoản 1 Điều 2 Luật số 42/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…..”.
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân/tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu hoàn toàn được xác lập toàn bộ quyền của mình đối với nhãn hiệu cho hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu khi nhãn hiệu này đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu. Căn cứ Điều 9, Điều 129, Điều 138 và Điều 141 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sau khi được cấp giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có đầy đủ các quyền sau:
(i) Sử dụng, quảng cáo, in ấn nhãn hiệu lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
(ii) Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho các cá nhân/tổ chức khác;
(iii) Áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Do đó, khi đã được cấp giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu, nếu cá nhân/tổ chức khác thực hiện các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như sử dụng dấu hiệu trùng, sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu cá nhân/tổ chức này chấm dứt việc thực hiện các hành vi vi phạm và yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
(i) Hiện tại Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành không có bất kỳ quy định nào về việc phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu trước khi sử dụng nhãn hiệu. Theo đó, nếu có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu, cá nhân/tổ chức vẫn có thể thiết kế và sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên cần lưu ý tôn trọng và không xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của cá nhân/tổ chức khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(ii) Tại Điều 91 về “Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên” và Điều 92 “Nguyên tắc ưu tiên” khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 chỉ ra rằng, người nộp đơn Đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng. Do đó, theo các nguyên tắc này thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Như vậy, trước khi được cấp giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được hưởng quyền ưu tiên mà không được xác lập toàn bộ các quyền đối với nhãn hiệu như trình bày ở trên.
Có thể bạn quan tâm :