Phân biệt Nhãn hiệu, Logo và Thương hiệu !
Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu có khác gì với logo, thương hiệu không?
1. Nhãn hiệu
• Khái niệm: Khoản 16 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Ví dụ: Cùng là nước xả vải, hãng P&G (Procter & Gamble) có nước xả vải Downy, còn Unilever có nước xả vải Comfort….. Nhãn hiệu “Downy” và “Comfort” để phân biệt các sản phẩm, hàng hóa của nhà sản xuất khác nhau. Còn được gọi là đăng ký bản quyền thương hiệu !
Nhãn hiệu tồn tại dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và thường được thấy nhất là dấu hiệu thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.
• Phạm vi và mức độ bảo hộ thương hiệu sau khi đăng ký bản quyền thương hiệu: Mặc dù hạn chế trong sản phẩm, dịch vu đăng ký bảo hộ nhưng mức độ bảo hộ thương hiệu đối với nhãn hiệu khá cao. Nhãn hiệu thực sự được xem là tài sản khi và chỉ khi được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu với tên gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; hay nói cách khác, nhãn hiệu không thuộc quyền sở hữu của riêng ai nếu người đó chưa được cơ quan này này ghi nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu sau quá trình thẩm định rất chặt chẽ với nhiều điều kiện bảo hộ khác nhau theo quy định pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
Đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ, bất kì chủ thể nào sử dụng nhãn hiệu đó mà không được chủ sở hữu nhãn hiệu đồng ý đều là hành vi xâm phạm và bị xử lý theo pháp luật. Bên được bảo hộ có quyền yêu cầu xử lý bên khác khi họ sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bên được pháp luật bảo hộ.
2. Logo
• Khái niệm: Logo là một phần tử đồ họa, ký hiệu hoặc biểu tượng (icon) của một thương hiệu hoặc nhãn hiệu và đi cùng mặt chữ kiểu của nó, tức là được xếp bộ trong một mặt chữ độc đáo hoặc xếp đặt trong một cách cá biệt. Yêu cầu của logo là dễ nhận biết, dễ nhớ và gây ấn tượng với người tiêu dùng. Còn gọi là đăng ký thương hiệu độc quyền
Ví dụ: Hãng Unileve có Logo là hình chữ U được cách điệu bởi các hoa văn.
• Phạm vi bảo hộ thương hiệu: Mặc dù không hạn chế lĩnh vực bảo hộ nhưng mức độ bảo hộ đối logo thấp hơn mức độ bảo hộ đối với nhãn hiệu.
Logo có thể được đăng ký dưới dạng bản quyền tác giả. Việc đăng ký bảo hộ này dễ dàng được cơ quan nhà nước chấp thuận cấp giấy chứng nhận trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cơ chế bảo hộ quyền tác giả còn khá lỏng lẻo. Việc chứng minh logo bị sao chép ý tưởng là khá khó khăn vì hiện tại chưa có hệ thống tra cứu. Chưa kể trường hợp xảy ra tranh chấp bản quyền logo thời gian và thủ tục giải quyết vô cùng phức tạp và mất thời gian trong khi kết quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác.
3. Thương hiệu
• Khái niệm: Thương hiệu là một hợp các dấu hiệu nhận biết, các mối quan hệ, những trải nghiệm tiêu dùng,… trong quá trình sử dụng sản phẩm và đánh giá chất lượng của sản phẩm đó, hay nói cách khác thương hiệu là sự cam kết chất lượng của sản phẩm, đảm bảo uy tín của sản phẩm. Một thương hiệu bao hàm nhiều sản phẩm hàng hóa khác nhau, mỗi sản phẩm lại có một nhãn hiệu riêng.
Ví dụ: Thương hiệu Unilever bao gồm các sản phẩm: pond’s; omo; closeup; dove;…., mỗi sản phẩm đều có một nhãn hiệu riêng.
• Phạm vi bảo hộ: Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu, do đó thương hiệu không là đối tượng được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Hi vọng với những tư vấn trên đây của Bizlawyer, Quý Khách hàng có thể nắm rõ hơn về sự khác nhau giữa nhãn hiệu, logo và thương hiệu. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline 0868801900 để được Luật sư/Chuyên viên tư vấn của Bizlawyer kịp thời hỗ trợ.