Những ưu và nhược điểm giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bắt buộc

Giải thể doanh nghiệp là quá trình không ai mong muốn. Tuy nhiên, có thể doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ, nợ nần mà dẫn đến phải bắt buộc giải thể. Sự giải thể trong những trường hợp này là điều tất yếu. Vậy lựa chọn Giải thể doanh nghiệp lúc này mang lại gì cho doanh nghiệp?

I. Cơ sở pháp lý của giải thể doanh nghiệp

Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2014. Doanh nghiệp giải thể tự nguyện hay bắt buộc cần tuân theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện thủ tục và trình tự đúng luật pháp sẽ giúp hoàn thành quá trình giải thể nhanh chóng.

II. Tìm hiểu ưu và nhược điểm khi doanh nghiệp buộc phải giải thể?

Giải thể doanh nghiệp có rất nhiều nguyên nhân và lý do khác nhau. Đa phần là do hai trường hợp:

– Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả dẫn tới nợ nần, cần phải giải thể.

– Doanh nghiệp vi phạm trong quá trình kinh doanh. Bị thu hồi giấy phép kinh doanh.

Điều này sẽ dẫn đến việc phải Giải thể doanh nghiệp một cách bắt buộc. Tuy rằng đây là vấn đề không ai mong muốn nhưng trong một số trường hợp lại là hữu ích. Và là điều rất bình thường xảy ra với những hoạt động kinh doanh, kinh tế thị trường. Giải thể cũng được xem có hai mặt của vấn đề. có những ưu và nhược điểm khác nhau trong hoàn cảnh bắt buộc phải thực hiện:

1. Ưu điểm của giải thể doanh nghiệp

  • Ưu điểm với bản thân doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục hoạt động

– Với trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không tìm được phương hướng giải quyết, thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Chủ doanh nghiệp tìm đến cách thức cuối cùng là Giải thể doanh nghiệp. Như vậy sẽ có sự tự chủ về mọi mặt, mang yếu tố tự quyết của chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp danh, cổ đông điều hành công ty.

– Một doanh nghiệp khi giải thể sẽ đơn giản như hình thức để chấm dứt công nợ, khoản nợ trước đó. Sau đó sẽ thực hiện quá trình thanh lý tài sản. Một phần tài sản được sử dụng để trả những khoản nợ (nợ thuế, nợ công, đối tác kinh doanh,…). Phần tài sản còn lại sẽ được phân chia đều cho những cổ đông tùy vào số vốn góp, hoặc cho chủ doanh nghiệp với đơn vị tư nhân. Và sau đó là trao trả lại giấy phép kinh doanh, ngừng hoạt động.

– Người chủ doanh nghiệp sau khi giải thể hoàn toàn có thể thành lập một đơn vị doanh nghiệp mới.

– Sau khi tiến hành Giải thể doanh nghiệp và thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể chuyển sang hướng kinh doanh khác trong trường hợp đủ điều kiện.

  • Ưu điểm đối với nền kinh tế

– Việc một doanh nghiệp không còn khả năng kinh doanh, thua lỗ: Thực hiện giải thể sẽ giúp sắp xếp lại sản xuất theo hướng hiệu quả. Doanh nghiệp phải luôn sáng tạo, tìm tòi phương hướng kinh doanh mới. Đặc biệt là cần tìm được sự thích ứng với môi trường kinh doanh biến động không ngừng. Nếu không sẽ không thể hoạt động và dẫn đến tình trạng phải giải thể.

– Với doanh nghiệp hoạt động trái phép và bắt buộc phải giải thể, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế sẽ không bị ảnh hưởng theo hướng xấu, tiêu cực với những hoạt động kinh doanh trái phép.

2. Nhược điểm của quá trình giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp tất nhiên đơn vị đó sẽ phải chấm dứt hoạt động kinh doanh hoàn toàn. Trên thực tế là xóa sổ doanh nghiệp về mặt pháp lý. Doanh nghiệp khi giải thể tất nhiên là điều không một ai mong muốn. Nó sẽ gây ra những hậu quả như thất nghiệp hay nợ nần. Đồng thời làm giảm đi sự phát triển của nền kinh tế của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.

– Việc tìm hiểu về quy trình Giải thể doanh nghiệp đòi hỏi sự am hiểu về luật pháp. Các vấn đề về khoản nợ (thuế, nợ nhân công, đối tác kinh doanh,..) cần phải thực hiện xong mới có thể giải thể nhanh chóng. Quy trình giải thể doanh nghiệp cần quyết toán thuế. Đây là vấn đề khá phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp phải đủ nhân sự và am hiểu về luật. Quy trình thực hiện thủ tục giải thể khá phức tạp.

Bài viết trên đã phân tích giúp chủ doanh nghiệp hiểu thêm về ưu và nhược điểm của vấn đề Giải thể doanh nghiệp. Trong trường hợp bắt buộc phải giải thể thì doanh nghiệp nên cân nhắc và thực hiện đúng theo quy định pháp luật.

tình huống tham khảo khác

Đăng ký dịch vụ