Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thành Công (“Công ty Thành Công”) thành lập năm 2019 là doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà đầu tư Hàn Quốc, ông Kim Young Sun góp 51% vốn điều lệ, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm máy tính. Công ty Thành Công có dự định sẽ tuyển dụng 2 chuyên gia Hàn Quốc để thực hiện dự án phát triển phần mềm máy tính.

Công ty Thành Công muốn được tư vấn về các thủ tục liên quan đến tuyển dụng 02 chuyên gia Hàn Quốc, đồng thời với ông Kim Young Sun giữ chức vụ là người đại diện theo pháp luật thì có cần có giấy phép lao động và có cần làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài không?

Trả lời:

Cảm ơn Quý Công ty đã gửi yêu cầu tư vấn  đến Công ty Luật TNHH Bizlawyer & Partners (“Bizlawyer”). Theo thông tin nêu trên, Qúy Công ty có hai yêu cầu tư vấn cần sự hỗ trợ giải đáp của Bizlawyer.

Thứ nhất, đối với các thủ tục liên quan đến tuyển dụng lao động nước ngoài Bizlawyer xin đưa ra ý kiến tư vấn theo quy định pháp luật hiện hành như sau:

Điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài:

Căn cứ Điều 170 Bộ Luật lao động quy định điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài:

1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

  1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động, các vị trí được phép tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc bao gồm: chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật. Trường hợp Công ty Thành Công có dự định tuyển dụng lao động nước ngoài đối với vị trí Chuyên gia là hoàn toàn phù hợp theo quy định pháp luật.

Các thủ tục cần phải thực hiện:

(1) Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài, Công ty phải gửi Công văn giải trình nhu cầu sử dụng lao động đến UBND tỉnh, thành phố (nơi người lao động làm việc) và được sự chấp thuận bằng văn bản cho phép sử dụng lao động nước ngoài.

(2) Đề nghị cấp Giấy phép lao động

Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động quy định điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam: Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.”

Điều 9 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định điều kiện cấp Giấy phép lao động bao gồm:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
  • Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
  • Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
  • Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

Như vậy, sau khi được sự chấp thuận của UBND tỉnh, thành phố cho phép Quý Công ty được sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại cơ sở, thì Quý Công ty cần tiến hành đề nghị Sở Lao động TB –XH thành phố cấp Giấy phép lao động cho các lao động nước ngoài khi họ đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định 11/2016/NĐ-CP nêu trên.

Thứ hai, liên quan đến yêu cầu tư vấn về việc người nước ngoài là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có phải cấp giấy phép lao động không. Bizlawyer có ý kiến phản hồi như sau:

Điều 172  Bộ luật lao động quy định những trường hợp không phải cấp giấy phép lao động như sau:

1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.

  1. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
  2. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
  3. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  5. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
  6. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  7. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
  8. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ

Như vậy, Ông Kim Young Sun là thành viên góp vốn (góp 51% vốn điều lệ) trong Công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Do đó, ông Kim Young Sun thuộc trường hợp không phải cấp giấy phép lao động theo quy định tại Điều 172 nêu trên. Trường hợp này phải thực hiện thủ tục đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Đồng thời, Điều 13 Luật doanh nghiệp quy định “Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam”, do đó người đại diện pháp luật phải tiến hành xin cấp thẻ tạm trú với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và đăng ký tạm trú cho người nước ngoài để cư trú có thời hạn tại Việt Nam.

Kết luận

Nếu có vướng mắc hoặc có các yêu cầu được tư vấn chi tiết về các hình thức đầu tư cũng như thủ tục làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài nêu trên, quý khách hàng có thể liên hệ với Bizlawyer qua địa chỉ email: Info@bizlawyer.vn hoặc Hotline Gọi ngay: 086.888.1900 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

tình huống tham khảo khác

Đăng ký dịch vụ