Tổng hợp các hình thức đầu tư vào Việt Nam

Việt Nam được xếp vào danh sách các quốc gia đang phát triển trên thế giới, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với hội nhập kinh tế quốc tế thì việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài là một nhu cầu tất yếu.

Khi lập dự định đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài có rất nhiều vấn đề quan tâm, vướng mắc, một trong số đó là việc họ được phép đầu tư theo những hình thức nào. Bài viết sau đây, sẽ giải đáp cho các Nhà đầu tư vướng mắc đó

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo các hình thức sau:

1. Đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế

Đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế được hiểu là nhà đầu tư sẽ thực hiện việc thành lập các công ty theo quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh) để thông qua các công ty này thực hiện, triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh cụ thể của mình.

Theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2014, “trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Như vậy, Nhà đầu tư nước ngoài cần có dự án đầu tư cụ thể (kèm các thủ tục xin thẻ tạm trú) và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trên cơ sở đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia (nếu có), sau đó mới được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định nêu trên.

2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam

Hình thức này được hiểu là, nhà đầu tư nước ngoài không phải là thành viên/cổ đông sáng lập công ty. Mà hoạt động đầu tư này của nhà đầu tư được tiến hành trong giai đoạn công ty này đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Và thông qua việc góp vốn hoặc mua cổ phần/phần vốn góp của công ty đó thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở thành thành viên/cổ đông công ty.

Theo quy định tại Điều 25 của Luật Đầu tư thì, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp trong các hình thức sau:

1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức:

a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp trên.

2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức:

a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

b) Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp trên.

3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Theo đó, có các dạng hợp đồng BCC cơ bản như sau:

  1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
  2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật Đầu tư.

Khi thực hiện các dự án theo hợp đồng BCC thì các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

=> Tìm hiểu thêm về Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi là hợp đồng PPP) là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

Như vậy, theo quy định của Luật Đầu tư 2014 nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam thông qua 4 hình thức nêu trên, trong đó hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến nhất. Để hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục của từng hình thức đầu tư trên, nhà đầu tư vui lòng tham khảo các bài viết phân tích chi tiết của Bizlawyer.

Kết luận :

Để một doanh nghiệp nước ngoài đổ vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ có nhiều cách thức, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm phương thức đầu tư hợp lý hoặc liên lạc với đội ngũ tư vấn của Bizlawyer để được tư vấn và xử lý các vấn đề pháp lý liên quan tới vấn đề đầu tư tại Việt Nam !

Nếu có vướng mắc hoặc có các yêu cầu được tư vấn chi tiết về các hình thức đầu tư nêu trên, quý khách hàng có thể liên hệ với Bizlawyer qua địa chỉ email: Info@bizlawyer.vn hoặc Hotline Gọi ngay: 086.888.1900 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

tình huống tham khảo khác

Đăng ký dịch vụ