Tìm hiểu về hình thức Mua cổ phần, phần vốn góp khi đầu tư tại Việt Nam

Trong các hình thức đầu tư vào Việt Nam, thì việc mua cổ phần/ phần vốn góp được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Dựa trên các tiêu chí về thị trường, nhân lực, cơ sở vật chất có sẵn, các nhà đầu tư sẽ không mất quá nhiều thời gian, công sức trong việc gia nhập thị trường Việt Nam. Theo hình thức này, các Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký mua cổ phần/ phần vốn góp tại các doanh nghiệp mục tiêu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đầu tư.

Như vậy, thủ tục đăng ký mua cổ phần/ phần vốn góp tiến hành như nào? Điều kiện được đăng ký mua cổ phần/ phần vốn góp là gì và khi thực hiện đăng ký mua cổ phần/ phần vốn góp cần các giầy tờ, tài liệu nào? Chắc hẳn không phải tất cả các nhà đầu tư đều nắm rõ.

Do đó, để các nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề này có cái nhìn đúng nhất thì Bizlawyer xin tư vấn về trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký mua cổ phần/ phần vốn góp và các vấn đề liên quan theo pháp luật hiện hành.

Điều kiện đăng ký mua cổ phần/ phần vốn góp

Theo quy định tại Điều 25, Luật Đầu tư 2014 điều điện mua cổ phần/ phần vốn góp được quy định như sau:

– Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

  1. a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  2. b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  3. c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc 2 trường hợp nêu trên

– Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

  1. a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  2. b) Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  3. c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
  4. d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp trên.

– Đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ đối với nhà đầu tư nước ngoài tương ứng với từng lĩnh vụ đầu tư;

– Đáp ứng các điều kiện về hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

Chủ thể thực hiện

Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp với Cơ quan đăng ký đầu tư.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp 01 hồ sơ đăng ký mua cổ phần/ phần vốn góp. 

Thành phần hồ sơ gồm:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế (Theo mẫu);
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Ghi chú: Bản sao hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 118/2015/NĐ-CP: bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính hoặc bản in từ cơ sở dữ liệu quốc gia đối với trường hợp thông tin gốc được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp và đầu tư.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ cho Nhà đầu tư; nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyên viên tiếp nhận/hướng dẫn giải thích để nhà đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 4: Nhận kết quả

Nhà đầu tư căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải quyết tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Kết luận

Để hợp thức hóa và chuẩn bị sẵn sàng cho các kế hoạch đầu tư lâu dài, phía doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ các vấn đề về pháp lý cũng như các thủ tục cần thiết nhầm tránh các vấn đề phát sinh trong quá trình Góp Vốn, mua cổ phần

Bizlawyer cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến vấn đề này. Qúy khách hàng có nhu cầu hoặc thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua địa chỉ email: Info@bizlawyer.vn hoặc Hotline Gọi ngay: 086.888.1900 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

 

tình huống tham khảo khác

Đăng ký dịch vụ