Các lĩnh vực thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2020

Với sự phát triển đi lên ngày một mạnh mẽ, Việt Nam đang được nhiều tổ chức nước ngoài đánh giá là “con hổ đang gầm ở châu Á” và được xem là điểm đến mới cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội, nhưng làm thế nào để có thể lựa chọn ngành nghề đầu tư phù hợp và hiệu quả?Bên cạnh các hình thức đầu tư vào Việt Nam, Ngành nghề nào sẽ được dự báo sẽ là xu hướng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2020. Bizlawyer sẽ giúp các nhà đầu tư có được cái nhìn tổng quát về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019, căn cứ vào những chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài, Bizlawyer có sự đánh giá về tiềm năng của một số lĩnh vực đang được coi là xu hướng thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2020 như sau:

1. Đầu tư Bất động sản

Bất động sản luôn có sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài, bởi trước hết đây là lĩnh vực được đánh giá sẽ đem lại lợi nhuận từ mức khá trở lên cho nhà đầu tư và thị trường bất động sản tại Việt Nam cũng được đánh giá là một thị trường tiềm năng với dân số hiện xấp xỉ gần 100 triệu người. Đặc biệt, tỷ lệ người trẻ, người dân thuộc tầng lớp trung lưu có xu hướng tăng nhanh (dự báo từ khoảng hơn 35% dân số hiện nay sẽ tăng khoảng 50% vào năm 2030).

Người trẻ, người trung lưu trong xã hội chiếm tỷ lệ lớn trở thành tiềm năng cho sự phát triển của thị trường BĐS. Hơn nữa, một số chính sách về nhà ở của Việt Nam quy định trong Luật Nhà ở đã thông thoáng hơn, cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đã tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư nước ngoài và kích thích họ đầu tư nhiều hơn vào thị trường bất động sản Việt Nam. Bên cạnh đó, việc gia tăng hợp tác, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp nội giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

=> Bạn nên xem thêm : Nhà đầu tư nước ngoài có được thực hiện dự án kinh doanh bất động sản tại Việt Nam ?

2. Đầu tư Logistic

Logistics đang là một trong những lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài nhắm đến khi nói đến cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Tốc độ phát triển của dòng hàng hóa tiêu dùng luân chuyển nhanh, với thương mại điện tử toàn cầu kéo theo sự phát triển của logistic khiến cho logistics càng trở nên hấp dẫn bởi lĩnh vực này tại Việt Nam hiện vẫn còn manh mún, chưa đủ năng lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ thấy có rất nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh theo chiều ngang (mở rộng mạng lưới) lẫn chiều dọc (mở rộng gói dịch vụ, tăng năng lực cung cấp trọn gói dịch vụ logistics).

3. Đầu tư Dệt may, da giầy

Ngành dệt may, da giày của Việt Nam được đánh giá là có nhiều cơ hội phát triển vì đây là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong những năm qua, ngành dệt may luôn duy trì “phong độ” và là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp, không ngừng có những bước tiến mạnh mẽ. Định hướng hợp tác cho ngành dệt may, da giầy là nhằm phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ, đẩy nhanh sự phân bố lại sản xuất, sử dụng lao động tại chỗ ở nông thôn, chuyển sang phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm là chủ yếu. Nguồn lực thực hiện sẽ được tiếp tục huy động từ nguồn vốn tư nhân, khuyến khích đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá, và tiếp tục kêu gọi FDI.

4. Đầu tư vào Chế biến nông lâm thuỷ hải sản

Việt Nam có lợi thế về lao động, có những nông, lâm sản đặc sản vùng đã nổi tiếng trong nước và khu vực, hiện đang xây dựng thương hiệu riêng và có sức cạnh tranh lớn. Ngành đang tiếp tục kêu gọi nguồn lực đầu tư từ tư nhân, thu hút FDI phát triển nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, phát triển kinh tế biển, chế biến gỗ, ván nhân tạo chất lượng cao trên cơ sở trồng rừng nguyên liệu, giấy xi măng, chế biến nước hoa quả xuất khẩu, nuôi trồng và chế biến thảo dược. Khuyến khích ưu đãi cho các nhà đầu tư bỏ vốn phát triển vùng nguyên liệu. Từ năm 2019, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nhằm nâng cao tỷ lệ chế biến sản phẩm nông sản, thủy hải sản chủ lực, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến; từ đó, xây dựng thương hiệu và sức cạnh tranh cho sản phẩm nông lâm thủy hải sản Việt Nam.

5. Đầu tư vào ngành Công nghiệp điện tử

Định hướng phát triển của ngành công nghiệp điện tử là tiếp nhận chuyển giao công nghệ, từng bước vươn lên sản xuất linh kiện, phụ tùng, tiến tới sản xuất hoàn chỉnh một số thiết bị vào năm 2020, đồng thời hình thành một số trung tâm nghiên cứu thiết kế chuyên ngành để tạo ra công nghệ trong nước và sản phẩm đặc trưng của Việt Nam. Với đa dạng tài nguyên khoáng sản quan trọng cần thiết để phát triển công nghiệp vật liệu điện tử như quặng sắt, đất hiếm, titan, rutin, barit, ilmenit… Việt Nam hoàn toàn có khả năng để trở thành nhà cung ứng nguyên vật liệu, hóa chất cho ngành Công nghiệp điện tử của các nước dưới hình thức khai thác nguyên liệu thô, thành phẩm hoặc bán thành phẩm với giá rẻ. Đặc biệt, với dân số trên 90 triệu người, Việt Nam cũng là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và hỗ trợ các công ty nước ngoài đầu tư và hợp tác với các doanh nghiệp (DN) Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Kết luận

Luôn mang tới các thông tin hấp dẫn trong lĩnh vực đầu tư, cùng với các hình thức đầu tư chủ đạo trong năm 2020 đó là các lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm nhất trong năm tới, Quý khách có nhu cầu tư vấn thủ tục xin dự án đầu tư có thể liên hệ trực tiếp với Bizlawyer qua Website hoặc qua các số hotline

Hi vọng với những thông tin trên đây, Bizlawyer có thể giải đáp được những băn khoăn của các nhà đầu tư nước ngoài về những ngành nghề, lĩnh vực đang là xu hướng thu hút đầu tư hiện nay. Nhà đầu tư mong muốn được tư vấn trực tiếp về các thủ tục để tiến hành đầu tư vào Việt Nam vui lòng liên hệ Bizlawyer qua địa chỉ email: Info@bizlawyer.vn hoặc Hotline Gọi ngay: 086.888.1900 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

tình huống tham khảo khác

Đăng ký dịch vụ