Tìm hiểu sự khác biệt giữa văn phòng đại diện và chi nhánh của doanh nghiệp

Rất nhiều người còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm văn phòng đại diện và chi nhánh của doanh nghiệp. Đây là hai loại hình hoàn toàn khác nhau. Doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn loại hình phù hợp nhất. Bizlawyer sẽ giúp bạn tìm hiểu xem 2 loại hình này có gì khác biệt.

1. Định nghĩa văn phòng đại diện và chi nhánh doanh nghiệp

Theo Luật Doanh Nghiệp thì chi nhánh và văn phòng đại diện là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau:

– văn phòng đại diện trực thuộc doanh nghiệp, nó sẽ có nhiệm vụ đại diện theo như ủy quyền cho lợi ích của một đơn vị doanh nghiệp. Và nó phải bảo vệ những lợi ích hợp pháp đó của doanh nghiệp.

– Còn chi nhánh cũng là đơn vị trực thuộc vào doanh nghiệp. Tuy nhiên nó có chức năng toàn bộ hoặc một phần của đơn vị doanh nghiệp. Bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền của đơn vị công ty, doanh nghiệp. Chi nhánh được kinh doanh. Ngành nghề của chi nhánh phải tương đương với doanh nghiệp đó.

văn phòng đại diện và chi nhánh là hai loại hình khác nhau hoàn toàn

2. Văn phòng đại diện và chi nhánh có chức năng không giống nhau

– Với văn phòng đại diện thì chức năng chỉ là đại diện theo ủy quyền của một đơn vị doanh nghiệp. Chức năng của nó là giao dịch và tiếp thị. Không có chức năng kinh doanh “sinh lời”.

văn phòng đại diện được mở ra để thực hiện mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu. Hoặc thực hiện tìm hiểu thị trường kinh doanh. Những tư vấn cũng như những thắc mắc của đối tượng khách hàng cũng sẽ được giải đáp tại các văn phòng đại diện.

– Còn chi nhánh thì chức năng sẽ nhiều hơn. Chi nhánh vừa mang chức năng kinh doanh thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nó cũng có chức năng đại diện được doanh nghiệp ủy quyền để mở rộng thị trường.

Doanh nghiệp nên cân nhắc vấn đề chức năng để chọn lựa mở văn phòng đại diện hay chi nhánh

3. Phạm vi để thành lập, quá trình kê khai và kế toán thuế có sự khác nhau

So sánh phạm vi thành lập của văn phòng đại diện – chi nhánh

-Với văn phòng đại diện thì doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục mở văn phòng đại diện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định của luật pháp.

– Còn Chi nhánh thì bạn chỉ có thể thực hiện trong phạm vi vùng ranh giới của quốc gia. Có thể mở khác hoặc cũng tỉnh, thành phố theo quy định.

Với vấn đề phạm vi mở thì văn phòng đại diện sẽ được mở rộng hơn rất nhiều. Bởi chức năng chính của chúng là chức năng tiếp thị, quảng bá thương hiệu. Không có chức năng kinh doanh. Doanh nghiệp nên cân nhắc vấn đề này để có thể chọn lựa thực hiện thủ tục mở văn phòng đại diện hay mở thêm chi nhánh cho doanh nghiệp.

Quá trình thực hiện hạch toán có gì khác nhau?

– văn phòng đại diện chỉ có thể hạch toán theo hình thức phụ thuộc.

– Với chi nhánh của doanh nghiệp thì có thể hoàn toàn chọn hình thức hạch toán. Có thể dùng hình thức hạch toán độc lập hay phụ thuộc đều được.

Đây được xem là những khác biệt rất cơ bản của văn phòng đại diện và chi nhánh. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm hiểu và chọn lựa mô hình phù hợp mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

Kê khai thuế và kế toán của văn phòng đại diện – chi nhánh

Với mô hình này thì chỉ hạch toán phụ thuộc. Tất cả mọi khoản kê khai về lệ phí môn bài hay nộp thuế môn bài. Hoặc kê khai thuế đều sẽ do doanh nghiệp – đơn vị chủ quản thực hiện đóng. Tất nhiên văn phòng đại diện sẽ phụ thuộc vào công ty mẹ trong những vấn đề này.

  • Với Chi nhánh

Chi nhánh có thể chọn lựa đăng ký hạch toán độc lập hay phụ thuộc vào doanh nghiệp – công ty mẹ

+ Nếu theo hình thức hạch toán một cách độc lập: Trong mọi trường hợp dù chi nhánh cùng tỉnh hay khác tỉnh với doanh nghiệp chủ quản thì cũng phải mua chữ ký riêng. Thực hiện làm hồ sơ thuế ban đầu như đơn vị doanh nghiệp. Báo thuế cũng như quyết toán thuế đều phải tự thực hiện một cách độc lập.

+ Chi nhánh cũng có thể chọn hình thức hạch toán phụ thuộc vào đơn vị doanh nghiệp:

Đối với chi nhánh ở cùng tỉnh/thành phố với doanh nghiệp mà nó trực thuộc thì doanh nghiệp sẽ phải làm báo cá thuế, thuế môn bài sẽ được doanh nghiệp sử dụng chữ ký số để thực hiện nộp cho chi nhánh.

Kê khai, hạch toán của chi nhánh có thể được chọn lựa độc lập hay phụ thuộc

Nếu trong trường hợp chi nhánh của doanh nghiệp ở khác tỉnh/thành phố thì sẽ phải có con dấu, chữ ký số riêng. Mục đích là để nộp khoản thuế môn bài, thực hiện báo cáo thuế theo quý. Tuy nhiên, với báo cáo tài chính cuối năm của chi nhánh thì đơn vị doanh nghiệp mà chi nhánh trực thuộc sẽ thực hiện quyết toán.

Hy vọng bài viết trên đây của Bizlawyer đã giúp ích cho doanh nghiệp tìm hiểu sự khác nhau cơ bản giữa văn phòng đại diện và chi nhánh. Nếu có thắc mắc cần được tư vấn về những vấn đề liên quan hãy liên hệ với Bizlawyer qua hotline 086.888.1900 hoặc gửi email về địa chỉ: info@bizlawyer.vn

 

tình huống tham khảo khác

Đăng ký dịch vụ