4 lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp
Thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện khi một công ty gặp thua lỗ, gặp khó khăn hay bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Đây là thủ tục vô cùng cần thiết và cũng cần lưu ý trong quá trình thực hiện. Bởi nó cần sự hiểu biết và nắm rõ về hồ sơ, quy định pháp luật.
1.Giải quyết vấn đề con dấu và vấn đề pháp lý thủ tục giải thể doanh nghiệp đúng quy định
Khi một công ty đang trong quá trình giải thể, người chủ của công ty sẽ tiến hành từng thủ tục pháp lý theo quy trình. Một trong số những vấn đề quan trọng đó là giải quyết và hoàn thành thuế theo quy định. Bên cạnh đó cũng cần trao trả lại con dấu theo đúng quy định với cơ quan công an và đơn vị có thẩm quyền.
Những bước tiến hành pháp lý Thủ tục giải thể doanh nghiệp bạn cần phải tìm hiểu và nắm rõ. Việc thực hiện đúng pháp luật là điều cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân doanh nghiệp. Đồng thời cũng giúp ích cho quá trình quản lý của nhà nước.
2. Chú ý vấn đề hồ sơ giải thể của các loại hình doanh nghiệp sẽ khác nhau
Với từng loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ để thực hiện Thủ tục giải thể doanh nghiệp sẽ khác nhau. Hiện nay có rất nhiều mô hình doanh nghiệp. Ví dụ như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hay công ty theo hình thức cổ phần,…Bạn cần nắm rõ những loại giấy tờ cần thiết cho bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp của mình. Điều này là rất cần thiết để việc tiến hành giải quyết giải thể nhanh chóng hơn.
Với những doanh nghiệp lớn có nhiều cơ sở, văn phòng đại diện và chi nhánh thì cần có biện pháp giải quyết tối ưu. Những Thủ tục giải thể doanh nghiệp cần lưu tâm tới vấn đề này.
3. Những lưu ý cần thiết với những doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư của nước ngoài
Thủ tục giải thể doanh nghiệp mô hình đầu tư nước ngoài khi giải thể sẽ cần chú ý nhiều vấn đề hơn.
– Những loại hồ sơ, đơn từ để nộp lên những cơ quan có thẩm quyền về vấn đề giải thể cần được viết bằng tiếng Việt.
– Những chứng từ hay văn bản cần thiết bằng tiếng nước ngoài phải được dịch lại tiếng Việt. Đặc biệt quan trọng đó là phải hợp pháp hóa lãnh sự với những văn bản này.
– Với những nhà lãnh đạo hay chủ doanh nghiệp nước ngoài thì phải tuân thủ theo pháp luật quy định của Việt Nam về vấn đề Thủ tục giải thể doanh nghiệp. Đây là điều tối quan trọng khi công ty, doanh nghiệp hoạt động và làm việc tại Việt Nam. Sau đó có nhu cầu giải thể.
Đây là một vài những lưu ý quan trọng với những doanh nghiệp nước ngoài khi buộc phải giải thể. Những vấn đề này ảnh hưởng rất nhiều tới thời gian giải thể doanh nghiệp nhanh hay chậm. Chủ doanh nghiệp nên xem xét và tìm hiểu ký mọi vấn đề trước khi đưa ra quyết định giải thể doanh nghiệp “mồ hôi nước mắt” của mình.
4. Cần phải nắm rõ và nhận định được tình trạng để tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp
Trước khi tiến hành thực hiện Thủ tục giải thể doanh nghiệp cần phải cân nhắc rất nhiều vấn đề. Mỗi công ty khi đi vào hoạt động không ai muốn phải giải thể. Trong trường hợp khủng hoảng và bất khả kháng mới nên cân nhắc tới vấn đề ngừng kinh doanh, giải thể. Hãy nhận định tình hình, nguyên nhân một cách thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Việc xem xét hiện trạng giúp chủ doanh nghiệp đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất. Hãy lưu ý các vấn đề, trường hợp dưới đây. Điều này chắc chắn hữu ích với các chủ doanh nghiệp:
– Theo quy định thì doanh nghiệp đã hết thời hạn hoạt động. Chủ doanh nghiệp không có nhu cầu tiếp tục gia hạn thời gian hoạt động.
– Chủ doanh nghiệp nhận thấy hiện trạng công ty. Cần phải tự đưa ra quyết định giải thể doanh nghiệp đó.
– Trong vòng 6 tháng mà số lượng nhân viên không được đảm bảo cho quá trình hoạt động. Và công ty vẫn chưa chuyển đổi loại hình hoạt động.
– Trường hợp bất khả kháng khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận của doanh nghiệp. Lý do là vì vi phạm những vấn đề pháp luật.
Trên đây là những vấn đề cần lưu ý trong quá trình thực hiện Thủ tục giải thể doanh nghiệp. Có thể nói thị trường doanh nghiệp đang cạnh tranh rất khốc liệt. Việc một doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động và buộc phải giải thể là rất nhiều. Nếu cần thiết phải đưa ra quyết định này, hãy cân nhắc tình hình và thực hiện quá trình giải thể một cách đúng đắn và nhanh chóng. Điều này tránh mất thời gian và tốn kém chi phí cho doanh nghiệp.