Những đối tượng nào không được thành lập doanh nghiệp?

Câu hỏi về tình huống các cá nhân không được phép thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam:

Anh A là giảng viên cơ hữu dạy công nghệ thông tin tại trường Học viện bưu chính viễn thông. Anh A đang dự định thành lập Công ty hoạt động về buôn bán phần mềm, các sản phẩm công nghệ. Anh A muốn hỏi anh có phải thuộc đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật không?

Trả lời về tình huống những cá nhân, tổ chức không được phép thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam:

Rất cảm ơn Quý Công ty đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH Bizlawyer & Partners (“Bizlawyer”). Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi trên của Quý Công ty như sau:
Theo quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm các đối tượng sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.”

Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật viên chức năm 2010 quy định đối với quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian đã quy định: “Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.”

Đồng thời, tại khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”

Theo quy định của pháp luật hiện hành, viên chức chỉ được góp vốn mà không tham gia quản lý, điều hành. Trường hợp của anh A là giảng viên cơ hữu tại Học viện bưu chính viễn thông, tức là viên chức thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, do đó anh A không được tham gia thành lập doanh nghiệp với các chức danh quản lý.

Tuy nhiên, anh A có thể tham gia vào doanh nghiệp với tư cách là thành viên góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Công ty TNHH theo quy định pháp luật.

Có thể bạn quan tâm : Xuất khẩu lao động tại Việt Nam
Kết luận

Hy vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích với bạn, nếu bạn còn vướng mắc nào cần được giải đáp về các vấn đề xoay quanh giấy phép kinh doanh,  quý khách hàng có thể liên hệ với Bizlawyer qua địa chỉ email: Info@bizlawyer.vn hoặc Hotline Gọi ngay: 086.888.1900 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

tình huống tham khảo khác

Đăng ký dịch vụ