Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Câu hỏi gợi ý về thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
Anh Sang có dự định mở một quán café nhỏ ven đường, nhằm cung cấp đồ uống và đồ ăn sáng. Vậy trong trường hợp này, cơ sở của anh Sang có cần xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hay không? và những thủ tục cần có để làm hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Trả lời câu hỏi của anh Sang về hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm:
Rất cảm ơn Anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH Bizlawyer & Partners (“Bizlawyer”). Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi trên của Anh về vấn đề giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
1. Các trường hợp không thuộc diện xin Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm.
Căn cứ Điều 12, Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm 2010, thì các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Theo đó, xét thấy rằng cơ sở của Anh Sang thuộc trường hợp “Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ” nên không thuộc diện phải xin giấy phép an toàn thực phẩm
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 22, Luật an toàn thực phẩm 2010, Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;
- Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
2. Điều kiện đối cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống muốn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Căn cứ theo Điều 5, Nghị định 155/2018/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
- Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
- Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
- Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”
Như vậy, Anh Sang cần lưu ý những quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nêu trên trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Kết luận
Hy vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích với bạn, nếu bạn còn vướng mắc nào cần được giải đáp về thủ tục xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, quý khách hàng có thể liên hệ với Bizlawyer qua địa chỉ email: Info@bizlawyer.vn hoặc Hotline Gọi ngay: 086.888.1900 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.