Đăng ký bảo hộ quyền tác giả
01. Nội dung dịch vụ
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tác phẩm được đăng ký bảo hộ quyền tác giả bao gồm: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Tác phẩm phái sinh. Đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả gồm: Tin tức thời sự thuần túy đưa tin như là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo. ; văn bản hành chính của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
02. Luật áp dụng
1. Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009
2. Nghị định 22/2018/NĐ-CP
3. Thông tư Thông tư số 08 /2016/TT-BVHTTDL
03. Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ
– 02 Tờ khai Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
– 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan. Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.
– Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
– Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả
Bước 3: Cục bản quyền tác giả tiếp nhận hồ sơ
Bước 4: Thẩm định hồ sơ trong thời hạn 15 ngày
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận bảo hộ quyền tác giả