Thủ tục Thành lập chi nhánh

Thành lập chi nhánh được xem là quá trình giúp mở rộng thị trường hoạt động cần thiết của doanh nghiệp. Nếu đơn vị công ty, doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu thành lập thêm các chi nhánh thì nên quan tâm tới những thủ tục, hồ sơ thực hiện theo đúng luật pháp. Vậy quá trình này sẽ diễn ra như thế nào?

Tình huống đặt ra về vấn đề thành lập chi nhánh

Công ty cổ phần A được thành lập năm 2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh, kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Sau một thời gian hoạt động hiệu quả, khách hàng, đối tác ngày càng được mở rộng. Do đó, Công ty có nhu cầu thành lập Chi nhánh khu vực miền trung (tại Đà Nẵng) để thực hiện hoạt động kinh doanh. Công ty cần sự tư vấn của Luật sư đối với các vấn đề cần lưu ý để thành lập Chi nhánh và trình tự thủ tục thành lập.

Tư vấn giải đáp của chuyên gia giải đáp điều kiện thành lập chi nhánh

I. Cơ sở pháp lý thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp

  1. Luật doanh nghiệp 2014;
  2. Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
  3. Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT.

Những thủ tục thành lập chi nhánh cho công ty và doanh nghiệp sẽ căn cứ theo những điều luật này. Doanh nghiệp hay công ty có nhu cầu sẽ thực hiện theo đúng quy định của luật pháp, trình tự thực hiện để quá trình thực hiện thủ tục thành lập các chi nhánh sẽ trở nên nhanh hơn. 

Doanh nghiệp, công ty nên nắm bắt những vấn đề luật pháp và tránh những vi phạm không cần thiết. Cần chuẩn bị đủ những thủ tục pháp lý cần thiết trước khi quyết định tiến hành thành lập chi nhánh công ty

II. Việc thành lập chi nhánh hồ sơ và thủ tục như thế nào?

  • Công ty có nhu cầu thành lập chi nhánh cần thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động Chi nhánh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Theo quy định tại Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Nếu doanh nghiệp chuẩn bị hoặc đang trong quá trình thực hiện những thủ tục thành lập chi nhánh thì nên quan tâm tới những quy định của luật pháp. 

1. Đơn vị thành lập chi nhánh doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ gì?

Để thành lập chi nhánh công ty cần đủ những chứng từ, hồ sơ cần thiết theo quy định của luật pháp. Hồ sơ nộp cần 1 bộ bao gồm:

– Bản thông báo thành lập thêm chi nhánh của doanh nghiệp thực hiện theo mẫu quy định của pháp luật.

– Biên bản quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên hay Hội đồng quản trị với những công ty cổ phần. Hoặc biên bản có sự đồng ý của những thành viên hợp danh trong việc thành lập thêm các chi nhánh cho doanh nghiệp. Đây là giấy tờ cần thiết mà phía doanh nghiệp cần cung cấp vào hồ sơ. Nếu thiếu thì cần phải bổ sung để đơn vị chức năng có thẩm quyền xét duyệt.

– Giấy quyết định họp để thực hiện việc thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp.

– Văn bản quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh thành lập.

– Với người đứng đầu chi nhánh của công ty, doanh nghiệp thì cần có chứng minh thư nhân dân.

– Với những chi nhánh có hoạt động kinh doanh ngành nghề thì người đứng đầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Đây là theo quy định của luật pháp chuyên ngành.

– Bản điều lệ của doanh nghiệp, công ty cần thành lập chi nhánh

– Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ đăng ký kinh doanh bảo sao có xác nhận hợp lệ. Hoặc cần có kèm bản gốc để chứng minh, xác thực. 

Trên đây là những chứng từ, giấy tờ cần thiết để bạn có thể thực hiện thành lập chi nhánh công ty một cách hợp pháp. Bạn nên chú ý vấn đề này để không cần phải sửa hay bổ sung thêm những giấy tờ cần thiết khiến quá trình thực hiện những thủ tục pháp lý bị kéo dài. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp và gây mất nhiều thời gian. 

2. Thành lập chi nhánh cho đơn vị doanh nghiệp, công ty trình tự như thế nào?

Bước 1: Đăng ký thực hiện thành lập chi nhánh công ty

-Thực hiện đăng ký trực tiếp tại đơn vị có thẩm quyền trong việc thực hiện thành lập chi nhánh. Đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư.

– Doanh nghiệp, đơn vị công ty cũng có thể đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia. Nếu chưa am hiểu thì bạn có thể nhờ tới đơn vị dịch vụ uy tín để thực hiện đăng ký thành lập chi nhánh cho công ty. Cách đăng ký trực tuyến sẽ rất nhanh chóng và tiện dụng. Chính vì vậy được khuyên dùng cho các công ty, doanh nghiệp. Đa phần hiện nay sẽ thường sử dụng cách này. 

Bước 2: Thực hiện nộp hồ sơ thành lập chi nhánh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

– Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ theo quy định của luật pháp về vấn đề thành lập chi nhánh

– Người đại diện hoặc đơn vị doanh nghiệp thực hiện quá trình nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư mà chi nhánh sẽ hoạt động. 

– Sau khi nộp hồ sơ sẽ được thực hiện trả giấy biên nhận.

– Hồ sơ thành lập chi nhánh của doanh nghiệp sẽ được bộ phận phòng đăng ký doanh nghiệp kiểm tra xem đã đủ điều kiện hợp lệ hay chưa.

– Với những hồ sơ của doanh nghiệp chưa hợp lệ thì sẽ cần phải bổ sung và sửa đổi theo quy định theo từng bước:

+ Thông báo hồ sơ sẽ được báo cho phía doanh nghiệp, đơn vị 

+ Doanh nghiệp nhận được thông báo bổ sung hồ sơ ngay sau đó. Lưu ý việc thực hiện điều chỉnh cần đúng với yêu cầu. Thực hiện nộp hồ sơ theo đúng quy trình pháp luật để xét duyệt  thành lập chi nhánh hợp pháp và không tốn nhiều thời gian.

– Với những hồ sơ hợp lệ thì quá trình sẽ như sau:

+ Hồ sơ đã nộp của doanh nghiệp sẽ được thực hiện giải quyết bởi Phòng đăng ký doanh nghiệp.

+ Sau đó thông tin sẽ được nhập vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp bởi Phòng đăng ký doanh nghiệp. Việc làm này để thực hiện đăng ký mã số chi nhánh cho doanh nghiệp. Rồi tiến hành cấp cho doanh nghiệp giấy tờ chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh mới.

Bước 3: Kết quả thành lập chi nhánh được trả cho phía đơn vị doanh nghiệp 

– Với trường hợp mà thực hiện nộp hồ sơ thành lập chi nhánh bằng giấy thì bộ phận một của đơn vị Phòng Đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ theo giấy hẹn mà tới nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+Doanh nghiệp thực hiện đăng ký thành lập chi nhánh công ty qua mạng (không sử dụng những chữ ký hay số công cộng) thì có thể căn cứ theo thời gian trả hẹn kết quả. 

Đến thời gian hẹn doanh nghiệp sẽ thực hiện mang theo một bộ hồ sơ bằng bản giấy đăng ký doanh nghiệp kèm với Giấy biên nhận hồ sơ qua mạng tới đơn vị Phòng đăng ký kinh doanh. Sau đó sẽ nhận được biên bản chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Đơn vị đăng ký doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện quá trình nhập thông tin về đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Thủ tục này để yêu cầu nhận mã số thành lập chi nhánh. Rồi sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp.

+ Đối với trường hợp mà doanh nghiệp quyết định thành lập các chi nhánh ở những địa điểm khác với trụ sở chính thì quá trình sẽ như sau: Kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để hoạt động chi nhánh thì trong vòng 7 ngày sẽ phải gửi văn bản thông báo tới đơn vị phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp, công ty. Mục đích là để bổ sung thêm vào bản hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

– Theo quy định của luật pháp thì với những trường hợp mà thực hiện thành lập chi nhánh doanh nghiệp ở nước ngoài thì sẽ phải thực hiện theo luật định của nước sở tại. Doanh nghiệp cần tôn trọng các quy định và thực hiện theo đúng luật pháp.

III. Đăng ký hoạt động chi nhánh công ty cần chú ý những vấn đề gì?

Ngành nghề kinh doanh: Với tình huống trong bài, Công ty kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm, thực phẩm chức năng thì ngành nghề của Chi nhánh khi đăng ký cũng phải tương tự. Ngoài ra với bất cứ lĩnh vực nào khi đăng ký chi nhánh cũng phải tương đương với lĩnh vực kinh doanh của phía doanh nghiệp.

Đặt tên Chi nhánh: Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. 

Phần tên riêng trong tên chi nhánh không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”. Tên chi nhánh là rất quan trọng khi doanh nghiệp tiến hành thành lập chi nhánh. Nó giúp khách hàng nhớ tới thương hiệu của doanh nghiệp. Có thể xem tên chi nhánh là cách PR tuyệt vời giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường. 

– Doanh nghiệp được quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu Chi nhánh. Điều này có nghĩa là Chi nhánh được có con dấu riêng.

  • Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định của luật pháp.
  • Cơ quan giải quyết: Sở kế hoạch và đầu tư nơi Chi nhánh đặt trụ sở thực hiện.

Thành lập chi nhánh là quá trình thủ tục mà rất nhiều doanh nghiệp đặt vấn đề và quan tâm. Nếu biết cách thực hiện thì quá trình này sẽ diễn ra rất nhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian. Doanh nghiệp nếu còn băn khoăn có thể tham khảo bài viết này của Bizlawyer.

Kết luận

Nếu còn bất cứ vướng mắc liên quan nào tới thủ tục để thực hiện thành lập tin nhắn hay những vấn đề cần lưu ý, doanh nghiệp có thể liên hệ với Bizlawyer qua địa chỉ email: Info@bizlawyer.vn hoặc Hotline Gọi ngay: 086.888.1900 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

[ultimate-faqs include_category=’thanh-lap-chi-nhanh’ ]

Từ khóa tìm kiếm

  • thủ tục thành lập chi nhánh công ty
  • điều kiện thành lập chi nhánh
  • thủ tục thành lập chi nhánh
  • thành lập chi nhánh công ty
  • mở chi nhánh công ty
  • thành lập chi nhánh

tình huống tham khảo khác

Đăng ký dịch vụ