Quy định về hạn chế sở hữu chéo giữa các công ty

Bối cảnh toàn cầu hóa và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh thị trường đã, đang và sẽ còn tạo ra những động lực và cơ hội gia tăng các hoạt động đầu tư chéo vào nhau, do đó, sở hữu cổ phần chéo lẫn nhau dưới mọi hình thức ngày càng phức tạp. Pháp luật hiện hành có cho phép sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp hay không? Đây đang là câu hỏi được nhiều Quý Khách hàng quan tâm. Bizlawyer sẽ giúp Quý Khách hàng có được cái nhìn đúng đắn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Sở hữu chéo là gì?

Theo Khoản 2 Điều 16 Nghị định 96/2015/NĐ-CP thì “Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau”. Một ví dụ đơn giản nhất về sở hữu chéo là A sở hữu B và B cũng sở hữu A.

Sở hữu chéo có thể là trực tiếp hay gián tiếp, trong cùng một pháp nhân hay thông qua một pháp nhân thứ ba giữa các doanh nghiệp, cũng như ngân hàng. Khái niệm trên chỉ đề cập đến dạng sở hữu chéo cơ bản nhất mà không bao quát được các dạng sở hữu chéo khác phức tạp hơn trên thực tế. Đơn cử như sở hữu gián tiếp thông qua nhiều tổ chức trung gian, ví dụ A sở hữu B, B không trực tiếp sở hữu A mà B sở hữu C, sau đó C mới trực tiếp sở hữu A. Hoặc có dạng sở hữu chéo thông qua cá nhân trung gian là cổ đông lớn hoặc người có liên quan của họ.

Có thể bạn quan tâm : Quy trình giải thể doanh nghiệp

2. Pháp luật hạn chế sở hữu chéo giữa các công ty như thế nào?

háp luật hiện nay không cấm sở hữu chéo mà chỉ đặt ra vấn đề hạn chế tình trạng này. Mặc dù việc sở hữu chéo tiềm ẩn nhiều rủi ro kinh tế, tuy nhiên thực tế các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh doanh đầu tư, chứng khoán, do đó sẽ có khả năng các doanh nghiệp sẽ sở hữu cổ phần của nhau. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 189 Luật Doanh nghiệp năm 2014, việc sở hữu chéo sẽ bị cấm khi các doanh nghiệp có mối quan hệ “Công ty mẹ, công ty con”, cụ thể như sau:

– Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ;

– Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

3. Phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sở hữu chéo

Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của các công ty có liên quan chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp khi quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác. Trong trường hợp này, Chủ tịch công ty hoặc thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của công ty có liên quan cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm các quy định tại Điều này.

Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định nêu trên.

Trường hợp cố tình vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, và buộc phải thực hiện khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi: công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần công ty mẹ; các công ty con có cùng một công ty mẹ góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

– Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ buộc phải thoái vốn, rút cổ phần từ công ty mẹ hoặc công ty con khác.

Căn cứ vào quy định mà Bizlawyer vừa nêu trên, Quý khách hàng cần lưu ý tuân thủ trong việc góp vốn/mua cổ phần tại doanh nghiệp khác để tránh trường hợp vi phạm quy định về hạn chế sở hữu chéo giữa các công ty.

Conclusion

Hy vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích với bạn, nếu bạn còn vướng mắc nào cần được giải đáp về khái niệm sở hữu chéo giữa 2 công ty,  quý khách hàng có thể liên hệ với Bizlawyer qua địa chỉ email: Info@bizlawyer.vn hoặc Hotline Gọi ngay: 086.888.1900 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

 

tình huống tham khảo khác

Đăng ký dịch vụ