Tìm hiểu về kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động tại Việt Nam
ĐƠN VỊ ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI (XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG)
Nếu bạn là người lao động Việt Nam và có mong muốn tìm kiếm một công việc nước ngoài theo Hợp đồng, đang cân nhắc đến việc ký Hợp đồng dịch vụ với một đơn vị kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động nhưng chưa biết lựa chọn đơn vị nào uy tín và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, dịch vụ xuất khẩu lao động diễn ra hết sức phức tạp, nhiều vụ án về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn bán người qua biên giới đã diễn ra, không ít đối tượng đã lợi dụng sự không hiểu biết và đề phòng của Người lao động về hình thức dịch vụ này để chuộc lợi, để lại nhiều cái kết thương tâm cho rất nhiều Người lao động và người thân của họ. Để giúp bạn hiểu rõ hơn các điều kiện kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho sự nghiệp của chính mình, bảo đảm an toàn cho chính mình, Công ty Luật TNHH Bizlawyer & Partners (“Bizlawyer”) là một đơn vị tư vấn pháp luật, xin đưa ra một số hướng dẫn về quy định của pháp luật hiện nay về điều kiện một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động hợp pháp để bạn có thể tham khảo.
Có thể bạn quan tâm : Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm
1. Cơ sở pháp lý trong vấn đề Xuất khẩu lao động:
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài năm 2006;
- Văn bản Hợp nhất Luật đầu tư số 08/VBHN-VPQH của Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 25/6/2019 (“Luật Đầu tư”);
- Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;
- Thông tư 21/2001/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;
2. Dịch vụ xuất khẩu lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Theo Khoản 8 Điều 1 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài năm 2006 và Mục 74 Phụ lục 04 Luật Đầu tư, dịch vụ xuất khẩu lao động (tên gọi chính xác theo luật là “ngành nghề kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”) là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, trước và trong suốt quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực này phải tuân thủ và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện gì phải đáp ứng để kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động:
Có 06 điều kiện chính:
- Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam.
- Có vốn điều lệ cao hơn hoặc bằng vốn pháp định (5 tỷ đồng).
- Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đề án này phải thể hiện năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người xuất khẩu lao động phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
- Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ. Mức ký quỹ mà Chính phủ quy định là 1 (một) tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm : Thẻ tạm trú cho người nước ngoài
Khi bắt đầu hoạt động ngành nghề này, doanh nghiệp đó phải đáp ứng đủ tất cả 06 điều kiện trên để được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp “Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”. Đồng thời, trong suốt quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp đó cũng phải đảm bảo đáp ứng đủ 06 điều kiện.
Ngoài việc tìm hiểu doanh nghiệp đó đã đủ điều kiện nêu trên hay chưa, tốt nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính để xác nhận liệu rằng doanh nghiệp đó hiện đã được cấp giấy phép và có đang đáp ứng các điều kiện theo luật định hay chưa.
Kết luận
Hy vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích với bạn, nếu bạn còn vướng mắc nào cần được giải đáp về lĩnh vực xuất khẩu lao động, nếu có vướng mắc hoặc có các yêu cầu được tư vấn chi tiết về các thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nêu trên, quý khách hàng có thể liên hệ với Bizlawyer qua địa chỉ email: Info@bizlawyer.vn hoặc Hotline Gọi ngay: 086.888.1900 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.