Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Tình huống cần xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa:

Công ty A (“Công ty”) là doanh nghiệp mới thành lập. Công ty dự kiến kinh doanh dịch vụ lữ hành, cụ thể là kinh doanh tổ chức tour du lịch cho các khách du lịch Việt Nam đi thăm quan các địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, khi Công ty tìm hiểu điều kiện xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, Công ty được biết phải ký quỹ ngân hàng để đảm bảo điều kiện kinh doanh. Công ty A thắc mắc số tiền ký quỹ đó là bao nhiêu? Sử dụng như thế nào và Điều kiện nhận lại tiền ký quỹ.

Căn cứ pháp lý trong thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa:

  1. Luật du lịch 2017;
  2. Nghị định 168/2017/NĐ-CP;
  3. Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL;

Ý kiến tư vấn:

Căn cứ trên nội dung yêu cầu tư vấn của Công ty A, Bizlawyer xin đưa ra nội dung tư vấn như sau về giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa:

1. Mức tiền ký quỹ

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP thì doanh nghiệp xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa phải thực hiện ký quỹ số tiền: 100.000.000 VNĐ (Một trăm triệu Việt Nam đồng);

2. Sử dụng tiền ký quỹ

Theo Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, việc sử dụng tiền ký quỹ được quy định cụ thể như sau:

  • Trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà Công ty không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, Công ty phải gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của Công ty, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, Công ty A có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng để đảm bảo mức ký quỹ 100.000.000 VNĐ.

3. Rút tiền ký quỹ

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, Công ty chỉ được rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:

  • Đã thực hiện việc ký quỹ nhưng khi cơ quan nhà nước xem xét hồ sơ thì doanh nghiệp không đủ điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Thay đổi ngân hàng ký quỹ;
  • Bị thu hồi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Không hoạt động dịch vụ lữ hành và làm thủ tục nộp lại Giấy phép kinh doanh.

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa tham khảo tại đây.

Kết luận:

Nếu có vướng mắc hoặc có các yêu cầu được tư vấn chi tiết về các vấn đề xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa nêu trên, quý khách hàng có thể liên hệ với Bizlawyer qua địa chỉ email: Info@bizlawyer.vn hoặc Hotline Gọi ngay: 086.888.1900 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

 

 

tình huống tham khảo khác

Đăng ký dịch vụ