imgdautu

Đầu tư

Tư vấn thành lập dự án đầu tư, hoạt động sau thành lập, triển khai thực hiện dự án [...]

Đăng ký dịch vụ

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

01. Nội dung dịch vụ

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài:
1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc thực hiện đầu tư ra nước ngoài tại Điều 51 Luật đầu tư
2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh tại Điều 6 Luật đầu tư
3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án quy định tại Điều 54 của Luật đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật đầu tư
5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

02. Luật áp dụng

1. Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
2. Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài.
3. Thông tư 03/2018/TT-BKHĐT hướng dẫn và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài;

03. Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị 03 bộ hồ sơ (01 bộ hồ sơ gốc và 02 bộ hồ sơ photo)
1.Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
2. Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức (gồm một trong các giấy tờ sau đây: Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc quyết định thành lập);
3. Quyết định đầu tư ra nước ngoài. Đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 55 của Luật Đầu tư là các văn bản sau:
– Văn bản chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu cho phép nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài, bao gồm các nội dung chủ yếu: Nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư, tổng vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, tiến độ thực hiện dự án, các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư cần đạt được;
– Báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất dự án đầu tư ra nước ngoài, làm cơ sở cho việc chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định tại Điểm a nêu trên.
4. Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
5. Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
6. Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
7. Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời đăng ký thông tin đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài

Bước 3: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư;
  • Trường hợp dự án có vốn đăng ký chuyển ra nước ngoài bằng ngoại tệ tương đương 20 tỷ đồng trở lên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quá thời hạn trên mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư không nhận được văn bản trả lời, thì được hiểu là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận hồ sơ dự án đầu tư đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.

Bước 4: Nhận kết quả

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

 

 

 

04. Thời gian xử lý 25 ngày

05. Phí dịch vụ 1800 USD (chưa bao gồm VAT và lệ phí nhà nước)

Đăng ký dịch vụ